Cái chết khoa trương của lạm phát
Thời kỳ lạm phát có cao mãi? Trong một thế giới tăng trưởng chậm, tỷ lệ nợ cao và áp lực lớn đối với phân phối, lạm phát đã chết hẳn hay chỉ là đang ngủ đông là một câu hỏi quan trọng. Những cải tiến lớn về mặt tổ chức của các ngân hàng trung ương đã tạo ra những rào cản ngăn chặn lạm phát tăng cao.
Thời kỳ lạm phát cao đã lùi xa?
Trong nửa đầu của những năm 1990, lạm phát trung bình hàng năm ở châu Phi là 40%, ở Mỹ Latinh là 230% và ở Đông Âu là 360% khi nền kinh tế khu vực này đang trong quá trình chuyển đổi. Trong những năm 1980, lạm phát tại nền kinh tế phát triển là gần 10%. Ngày nay, lạm phát cao như vậy có vẻ như quá xa vời.
Các ngân hàng trung ương hiện nay có thể tạo ra mức lạm phát mong muốn chỉ với một quyết định mang tính kỹ thuật. Tuy nhiên, đây là sự lựa chọn cuối cùng của xã hội.
Trong những năm trước cuộc khủng hoảng tài chính, sự gia tăng toàn cầu hóa và tiến bộ công nghệ đã khiến ngân hàng trung ương dễ dàng thực hiện tăng trưởng vững chắc và khống chế lạm phát thấp. Điều này khác hẳn với những năm 1970, khi tình trạng sản xuất trì trệ và giá cả hàng hóa tăng mạnh biến ngân hàng trung ương thành con dê tế thần chứ không phải là những người hùng.
Sau đó, các cơ quan tiền tệ đã hoạt động theo các mô hình kinh tế vĩ mô kiểu cũ của Keynes, trong đó khuyến khích một ảo tưởng rằng, chính sách tiền tệ có thể thúc đẩy nền kinh tế với mức lạm phát thấp và tỷ lệ lãi suất thấp vô thời hạn. Ngân hàng trung ương ngày nay không còn quá ngây thơ và thông tin đối với công chúng cũng tốt hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát dài hạn của một quốc gia vẫn còn là kết quả của sự lựa chọn chính trị hơn là kết quả của những quyết sách mang tính kỹ thuật. Khi sự lựa chọn trở nên khó khăn hơn, việc bình ổn giá cả cũng khó khăn hơn.
Làm một tour du lịch nhanh qua các thị trường mới nổi cho thấy còn lâu mới đến thời khắc tử của lạm phát. Theo báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế công bố vào tháng 4/2014, lạm phát trong năm 2013 tại Brazil là 6,2%, Indonesia ở mức 6,4%, tại Việt Nam là 6,6%, Nga là 6,8%, Thổ Nhĩ Kỳ là 7,5%, Nigeria đạt mức 8,5%, Ấn Độ 9,5%, Argentina 10,6% và một con số khổng lồ 40,7% tại Venezuela. Các mức này có thể là một bước tiến lớn so với những năm 1990, nhưng chúng đã cho thấy một bằng chứng chắc chắn rằng, lạm phát vẫn chưa thể cáo chung.
Vâng, ngày nay các nền kinh tế phát triển đều gặp phải các vấn đề riêng, nhưng hầu như các nước này đều đang gặp khó khăn. Nhiều nhà học giả đã không thể hình dung ra rằng các nền kinh tế phát triển giờ lại có thể đối mặt với khủng hoảng lạm phát.
Về cơ bản, không một ranh giới chính xác giữa các nền kinh tế phát triển và thị trường mới nổi? Khu vực châu Âu là một vệt mờ nhạt. Hãy tưởng tượng rằng không có đồng euro và các nước Nam Âu đã giữ lại đồng tiền riêng của họ - Italy với đồng lira, Tây Ban Nha với Peseta, Hy Lạp với đồng drachma. Và như thế các quốc gia này ngày hôm nay sẽ có một hồ sơ lạm phát cá nhân giống như Mỹ và Đức hoặc nhiều hơn như Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ?
Thời khắc tử của lạm phát cao?
Nhiều khả năng, lạm phát của các nước này nằm ở một khoảng giữa nào đó. Những nước khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ được hưởng lợi từ những tiến bộ trong cùng một tổ chức ngân hàng trung ương; nhưng điều này không có nghĩa rằng, cấu trúc chính trị của các nước này sẽ phát triển theo những mô thức giống nhau. Người dân tại khu vực Nam Âu chấp nhận đồng euro chính vì cam kết “ổn định giá cả” của các quốc gia ở phía Bắc để mang đến cho họ một đồng tiền uy tín nhằm chống lại lạm phát.
Thực tế chứng minh rằng, đồng euro đã không phải là bữa ăn nhanh miễn phí. Giải quyết được vấn đề lạm phát thì nợ lại phình to. Nếu các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu có đồng tiền riêng của họ, có khả năng vấn đề nợ cao sẽ lại khiến lạm phát tăng cao.
Nhiều nhà kinh tế không cho rằng, lạm phát sẽ quay trở lại bất cứ lúc nào ngay trong cả tại những nền kinh tế được coi là nơi trú ẩn an toàn như Mỹ hay Nhật Bản. Mặc dù thị trường lao động Mỹ đang thắt chặt và chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo việc làm tối đa, thì nước Mỹ vẫn còn nguy cơ lạm phát cao trong tương lai gần.
Tuy nhiên, trong dài hạn, không có gì đảm bảo rằng, bất kỳ ngân hàng trung ương nào sẽ có thể giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát khi đối mặt với cú sốc bất lợi như tăng trưởng năng suất tiếp tục chậm, mức nợ cao và áp lực giảm bất bình đẳng thông qua chi tiêu của chính phủ. Nguy cơ này đặc biệt cao khi gặp phải những cú sốc lớn khác như tỷ lệ lãi suất thực toàn cầu tăng lên.
Với nhận thức rằng, lạm phát chỉ là đang ở vào thời kỳ ngủ đông, bất cứ nước nào cũng không cần phải lo ngại nợ cao khi duy trì tỷ giá linh hoạt, chỉ cần các khoản nợ đó được phát hành bằng đồng nội tệ. Hãy tưởng tượng rằng, Italy có đồng tiền riêng của mình thay cho đồng euro. Chắc chắn, lúc đó Italy sẽ bớt lo ngại về những khoản nợ qua đêm. Tuy nhiên, do các vấn đề quản trị rất lớn mà Italy đang gặp phải nên nước này sẽ phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát tăng cao như Brazil hay Thổ Nhĩ Kỳ, do các vấn đề về nợ công kéo giá cả tăng cao.
Ngân hàng trung ương hiện đại làm được điều kỳ diệu để giảm lạm phát. Tuy nhiên, các chính sách chống lạm phát của ngân hàng trung ương chỉ có thể phát huy hiệu quả trong bối cảnh một nền kinh tế vĩ mô và khung chính trị ổn định kéo theo giá cả ổn định. Lạm phát có thể vẫn rơi vào trạng thái ngủ đông, nhưng chắc chắn là không chết.
Vũ Anh Tuấn (theo ProjectSyndicate)
thời báo ngân hàng
|