Thứ Bảy, 20/09/2014 09:25

Bất đồng quan hệ Trung-Ấn không dễ dung hòa

Từ nhiều năm nay, quan điểm giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã tồn tại nhiều khác biệt. Tuy nhiên, trước thềm chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đã đến lúc cần xem liệu hai nước có thể vượt qua sự ngờ vực, tìm những điểm tương đồng và tái định hình sự năng động của khu vực hay không.

* Vì sao Trung Quốc muốn "ve vãn" Ấn Độ?

Trung-Ấn “gieo mầm” hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Thực tế cho thấy Ấn Độ và Trung Quốc không dễ dàng trở thành đồng minh của nhau. Ấn Độ là một nền dân chủ cởi mở với tự do báo chí, trong khi Trung Quốc là một chế độ chuyên chế. Trong chuyến thăm Nhật Bản vừa qua, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã cảnh báo thế giới về một số nước "bành trướng" nhất định tại Đông Á. Đây rõ ràng là sự ám chỉ đến Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc có những mối quan hệ chặt chẽ với Pakistan, kẻ thù của Ấn Độ.

Theo các nhà phân tích, hai quốc gia châu Á này đã cách khá xa nhau về mức độ phát triển kinh tế trong vài thập kỷ gần đây. Trung Quốc khao khát các nguồn tài nguyên và tốc độ tăng trưởng bền vững hơn, trong khi Ấn Độ rất cần phục hồi tăng trưởng bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản và phát triển.

Trung Quốc và Ấn Độ cũng có những mối quan hệ khác nhau với các nước láng giềng nhỏ hơn tại châu Á. Ông Modi đang tìm cách "nhẹ nhàng" thúc đẩy thương mại với Nepal, Bhutan và Sri Lanka, trong khi Trung Quốc tiếp tục hành động "hung hăng" với Việt Nam và Philippines vì những tranh chấp ở Biển Đông. Giữa Ấn Độ và Trung Quốc cũng đang có căng thẳng ngấm ngầm về tranh chấp biên giới, cũng như các vấn đề tôn giáo và ly khai.

Tuy nhiên, hai nước cũng có một số điểm tương đồng khi đều là những nước đang phát triển lớn và có mối quan hệ không dễ dàng với Mỹ. Ông Modi là người rất hâm mộ những thành công về kinh tế của Trung Quốc. Thời gian làm Thủ hiến bang Gujarat, ông Modi đã thăm Trung Quốc 4 lần để thu hút đầu tư cho bang này và đã tuyên bố hồi năm 2011 rằng "Ấn Độ và Trung Quốc sẽ biến châu Á thành trung tâm của kinh tế toàn cầu".

Ấn Độ đang khao khát nguồn vốn đầu tư của Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh đang mong muốn tham gia và nhận được sự hỗ trợ của New Delhi khi Ấn Độ đang tìm cách thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu sang phía Đông. Khi ông Modi đang tìm cách tái định hình nền kinh tế Ấn Độ và xây dựng cơ sở hạ tầng, ông Tập Cận Bình là một đồng minh hùng mạnh tiềm tàng.

Cựu đại sứ Canada tại Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ Joseph Caron nói: "Hai nước có thể hợp tác trong các vấn đề môi trường và Tổ chức Thương mại Thế giới, nhưng không có nhiều lý do cho sự cộng tác chiến lược, trừ một số vấn đề cụ thể". Dù New Delhi và Bắc Kinh có hợp tác thì chắc chắn giữa họ vẫn tồn tại sự nghi ngờ bởi các lợi ích của họ là rất khác nhau và khó dung hòa.

P. Thùy

hải quan

Các tin tức khác

>   Trung Quốc phạt GlaxoSmithKline gần 500 triệu đô la (20/09/2014)

>   EU đàm phán khí đốt mới với Ukraine và Nga vào ngày 26/9 (19/09/2014)

>   Gánh nặng tài chính của Incheon đã tăng lên do ASIAD 17 (19/09/2014)

>   Giới đầu tư “thở phào nhẹ nhõm” sau kết quả trưng cầu dân ý lịch sử tại Scotland (19/09/2014)

>   EU "bơm" 90 triệu euro hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (19/09/2014)

>   Hàn Quốc quyết định đánh thuế hơn 500% đối với gạo nhập khẩu (19/09/2014)

>   Thị trường xe hơi châu Âu tiếp tục tăng trưởng khả quan (18/09/2014)

>   "Mỹ vẫn là thị trường kim cương lớn nhất trong 15 năm tới" (17/09/2014)

>   Giá nhà tại hầu hết các khu vực ở Anh tiếp tục tăng cao kỷ lục (16/09/2014)

>   Ai Cập huy động 8 tỷ USD xây dựng kênh đào Suez mới (16/09/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật