Thứ Sáu, 08/08/2014 10:19

Xu hướng M&A sẽ tăng vào năm 2015

Tại hội thảo Làn sóng M&A thứ hai, nhiều chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh đến những chính sách để thu hút hơn vốn đầu tư nước ngoài, thứ đến là niềm tin của nhà đầu tư cũng như chính bản thân doanh nghiệp muốn M&A phải minh bạch hơn.

Kỳ vọng làn sóng M&A thứ hai vào năm 2015

Mở đầu hội thảo, ông John Ditty – Tổng giám đốc KPMG đánh giá, tổng giá trị và số lượng các giao dịch M&A thành công bắt đầu suy giảm vào năm 2013, và năm 2014 cũng sẽ là một năm ảm đạm do chất lượng các thương vụ không cao, niềm tin của nhà đầu tư thấp hơn, môi trường luật định thiếu nhất quán và điều kiện cơ sở hạ tầng kém.

Tuy nhiên, dự kiến xu hướng sẽ tăng trở lại vào năm 2015 khi các bên có những kỳ vọng thực tế hơn và tính minh bạch cao hơn.

Theo ông, những yếu tố tác động đến làn sóng đầu tư thứ hai điển hình như hoạt động cổ phần hóa (và hoạt động bán ồ ạt sau đó trong khu vực vốn nhà nước) các tài sản lớn và có chất lượng tốt thuộc sở hữu nhà nước.

Đồng thời, việc tăng mức vốn sở hữu nước ngoài trong một số ngành và khu vực cũng sẽ thu hút nhà đầu tư ngoại. Hay vấn đề hợp nhất và sáp nhập, tăng số lượng các tài sản giảm giá xuất hiện trên thị trường (thông qua các ngân hàng chuyển nợ và giải quyết nợ xấu); các ngành có định hướng xuất khẩu cũng sẽ tiếp tục thu hút vốn đầu tư đáng kể từ các nguồn trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng, để tạo được một làn sóng M&A thực sự lớn thì những yếu kém trong quản trị doanh nghiệp phải được xử lý. Doanh nghiệp phải tăng cường tính minh bạch, trung thực và hạn chế các thông lệ không phù hợp và trái đạo đức. Các bên bán cần có sự chuẩn bị tốt và hiểu rõ nhu cầu của các bên mua tiềm năng nhằm đảm bảo một quy trình giao dịch hiệu quả. Đặc biệt là Chính phủ cần thúc đẩy việc thực hiện các chính sách đã công bố, hệ thống ngân hàng và tài chính cần phải hỗ trợ một cách phù hợp và đáng tin cậy hoạt động mua bán sáp nhập.

IPO và nhà đầu tư chiến lược

Về chính sách, ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) chia sẻ, tới đây nhiều chính sách sẽ được ban hành ví như doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa phải hoạt động hiệu quả hơn, minh bạch thông tin. Theo kế hoạch, giai đoạn 2014-2015 sẽ cổ phần hóa 432 doanh nghiệp; Nhà nước thoái vốn khoảng hơn 4,000 doanh nghiệp trong đó có những doanh nghiệp lớn như Sabeco, Habeco, VNM, FPT, GAS… Ngoài ra, những doanh nghiệp khác cũng phải thoái vốn ngoài ngành. Nghĩa là, lượng doanh nghiệp mà Nhà nước tung ra thị trường rất lớn. Tính đến 7 tháng đầu năm, đã có 55 doanh nghiệp đã hoàn thành dự án cổ phần hóa.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 61 về giám sát tài chính và công khai minh bạch công ty tương tự như công ty đại chúng.

Tuy nhiên, khi lượng doanh nghiệp được tung ra nhiều thì cũng cần có những phương cách để thu hút nhà đầu tư. Ông Andy Ho - Giám đốc điều hành kiêm Trưởng Bộ phận đầu tư, Tập đoàn VinaCapital đề xuất rằng, khi đã xác định được nhà đầu tư chiến lược tham gia vào IPO thì nên cho họ được thẩm định, thương lượng với doanh nghiệp để tìm hiểu mọi thứ. Sau đó thì nên công bố nhà đầu tư chiến lược trước thì sự hấp dẫn của đợt IPO đó sẽ cao hơn nhiều khi tham gia đấu giá mà không biết nhà đầu tư chiến lược là ai, mang lại giá trị gì cho doanh nghiệp. Nhờ đó giá đấu sẽ cao hơn và đương nhiên nhà nước sẽ thu được một khoản hời hơn.

Cùng vấn đề này, ông Nhữ Đình Hòa – Tổng giám đốc BVS cho rằng, thời gian bán cổ phần hơi ngắn, chỉ trong vòng 1 tháng vừa phải tiến hành cổ phần hóa trong đó có nội dung cả đàm phán và ký kết hợp đồng. Ngược lại, thời gian định giá doanh nghiệp thì lại quá dài. Vì thế cần có thời gian phù hợp hơn cho việc IPO được suôn sẻ.

M&A bất động sản vẫn thu hút nhất

6 tháng đầu năm, vốn FDI vào thị trường bất động sản đạt 692 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, ông Marc Townsend – Tổng giám đốc CBRE đặt câu hỏi, xu hướng M&A trong lĩnh vực bất động sản năm 2014 nếu không phải bây giờ thì bao giờ? Thời gian qua, nhiều công ty bất động sản không còn khả năng duy trì hoạt động và các nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia mua lại để tái cơ cấu.

Đặc biệt, từ cuối năm 2013 đến nay đã và đang có 4 thương vụ M&A bất động sản lớn như Mapletree mua Centre Point từ tay Japan Asia Land (quý 3/2013), Tung Shin mua Movenpick Saigon cho Vinacapital (quý 1/2014), hay hai thương vụ đang thương lượng là Lemongrass Master Fund mua Indochine Park Tower từ Mulpha International Bhd, Aeon Mall mua Aeon Bình Tân từ Aseana Properties JV Hoa Lâm.

Bên cạnh đó, cũng có một xu hướng đầu tư nước ngoài vào cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành bất động sản. Theo thống kê, hiện có 61 doanh nghiệp bất động sản niêm yết có sở hữu nước ngoài, trong đó 15% doanh nghiệp có sở hữu nước ngoài chiếm hơn 20%. Đặc biệt, nước ngoài đang nắm giữ hơn 40% vốn tại Ninh Vân Bay (NVT), Hạ tầng nước Sài Gòn (SII), Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Điền (KDH), Đầu tư Nam Long (NLG) và Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB).

Đối với lĩnh vực ngân hàng, ông Bùi Huy Thọ - Phó Vụ trưởng Vụ quản lý cấp phép các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, cho rằng sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng cần phải được xem xét. Thời gian qua, NHNN đã đẩy mạnh tái cơ cấu ngành ngân hàng và đã đạt được những kết quả nhất định: hoạt động ngân hàng dần ổn định, lãi suất và tỷ giá cũng ổn định và được kiểm soát ở mức phù hợp... 6 tháng đầu năm NHNN đã phê chuẩn sáp nhập 2 ngân hàng thương mại với nhau, 1 NHTM mua lại 1 công ty tài chính. Và đến cuối năm nay, đầu năm 2015 sẽ có thêm vài thương vụ nữa.

Thanh Nụ

Các tin tức khác

>   Tham vọng thoái vốn Nhà nước là khả thi (08/08/2014)

>   CEO FPT: Công ty không dễ bị nước ngoài thâu tóm (07/08/2014)

>   Tập đoàn Bảo Việt muốn thoái vốn tại Bảo hiểm Bảo Long (06/08/2014)

>   OceanBank được sửa vốn điều lệ trong giấy phép lên 4,000 tỷ đồng (06/08/2014)

>   PVD: Báo cáo kết quả thu hồi cổ phiếu ESOP (06/08/2014)

>   DIG: Dự kiến phát hành gần 36 triệu cổ phần (07/08/2014)

>   Những bí mật trong vụ rao bán Sheraton Hà Nội (06/08/2014)

>   Tổng Giám đốc GAS: Vẫn chưa tìm được cổ đông chiến lược (06/08/2014)

>   TCO: Nộp hồ sơ chào bán 1.3 triệu cp (06/08/2014)

>   VHG: Sau một tháng chào bán 37.5 triệu cp, “ế” đến 98% (06/08/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật