> >
Thứ Sáu, 29/08/2014 15:06

“Việt Nam đang có cơ hội lớn với làn sóng mobile”

Trong những thập kỷ gần đây, nhân loại đã chứng kiến nhiều làn sóng cách mạng công nghiệp như công nghệ điện tử, phần cứng và phần mềm máy tính, Internet, và mới đây nhất là mobile với smartphone và 3G.

Khi bắt đầu một làn sóng công nghệ mới, khoảng cách tri thức giữa các quốc gia đã và đang phát triển không quá lớn. Những đất nước nhỏ, nghèo, bị chiến tranh tàn phá như 4 con hổ châu Á đều đã rất khéo léo trong việc “lướt sóng” để có thể tích lũy được nguồn lực công nghệ và trở thành cường quốc.

Ông Vương Quang Khải, Phó tổng giám đốc Tập đoàn VNG

Việt Nam vừa mới thoát khỏi danh sách các nước nghèo nhất thế giới. GDP đầu người đang ở mức 1730 USD so với chuẩn nghèo là 1035 USD. Tuy nhiên, nhờ có chính sách đầu tư đúng đắn, chúng ta lại là một trong số ít quốc gia đang phát triển có hạ tầng Internet và 3G rất phổ biến. Lượng người sử dụng 3G lên tới con số 20 triệu, hơn 20% dân số, và phát triển rất nhanh.

Việt Nam đang có cơ hội rất lớn để lướt cùng làn sóng mobile.

Cuộc cách mạng mới chỉ bắt đầu

Để phát triển công nghệ, yếu tố quan trọng nhất là khả năng suy nghĩ đơn giản và tập trung chăm chút từng chi tiết nhỏ. Hầu hết, chúng ta đều mong muốn phát triển các sản phẩm hoành tráng, công nghệ cao như hệ điều hành, máy tìm kiếm. Tuy nhiên, với các dòng sản phẩm này, khoảng cách về trình độ giữa Việt Nam và các nước phát triển lên tới 5 đến 10 năm.

Ngược lại, với những sản phẩm trên mobile, do cuộc cách mạng mới chỉ bắt đầu, khoảng cách chỉ là 2 - 3 năm và chúng ta hoàn toàn có cơ hội bắt kịp.

Ở VNG, chúng tôi đã không thành công trong việc chạy đua tính năng giữa mạng xã hội Zing Me và Facebook. Rút kinh nghiệm đó, OTT Zalo chỉ tập trung hoàn thiện tính năng cơ bản nhất: gửi nhận tin nhắn nhanh, ổn định.

Yếu tố quan trọng thứ hai là tư duy toàn cầu. Với sự phát triển của các nền tảng mở như Google, Apple, Facebook, việc kinh doanh là không biên giới. Một sản phẩm của một lập trình viên Việt Nam đơn lẻ như Flappy Bird có thể nhanh chóng tiếp cận với hàng triệu khách hàng trên toàn thế giới.

Ngược lại, doanh nghiệp Việt cũng phải đối đầu với những người khổng lồ quốc tế hơn hẳn cả về trình độ, tài chính và kinh nghiệm. Đối với đơn vị công nghệ, việc chọn lựa ngách thị trường đúng để tập trung nguồn lực là quan trọng hơn bao giờ hết.

Các thị trường như tin tức, âm nhạc, game, thương mại điện tử thường cần nhiều nỗ lực để bản địa hóa và vận hành hàng ngày, là những nơi chúng ta có nhiều khả năng thành công.

Thách thức nhân sự

Để nắm bắt các cơ hội, yếu tố quan trọng nhất luôn là con người. Thách thức lớn hiện tại của VNG là xây dựng được đội ngũ kỹ sư đạt chuẩn quốc tế. Đây là bài toán khó vì việc tích lũy năng lực mất rất nhiều thời gian.

Các công ty công nghệ châu Á thường có bộ khung nhân sự với kinh nghiệm làm việc tại các trung tâm nghiên cứu khu vực của Google, Microsoft, Motorola.

Vì thế, rất cần khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài lập trung tâm nghiên cứu phát triển (chứ không chỉ mở nhà máy) ở Việt Nam. Đây sẽ là nguồn nhân lực rất giá trị trong tương lai.

Nguồn bổ sung quan trọng tiếp theo là chuyên gia đang làm việc ở các nước phát triển. Tuy nhiên, hiện nay rất khó để thu hút nguồn chất xám nay, vì các kỹ sư mobile đang được săn đón và đãi ngộ quá tốt ở Silicon Valley.

Cách tiếp cận hiện nay của chúng tôi là tìm cách thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn ngắn hạn, để giải quyết các vấn đề trước mắt, trong lúc tự xây dựng nguồn lực lâu dài.

Là một công ty được thành lập với khát vọng phát triển Internet để thay đổi cuộc sống con người Việt Nam, VNG hiện đầu tư phát triển nhiều sản phẩm mobile như OTT Zalo, Zing MP3, Baomoi, LabanKey.

Cùng chia sẻ ước mơ lãng mạn về công nghệ đẳng cấp thế giới, chúng tôi đang nỗ lực từng ngày để tích lũy kiến thức và phát triển các sản phẩm riêng cho người Việt.

Vương Quang Khải/Phó tổng giám đốc Tập đoàn VNG

vneconomy


>   KSH: Công bố thông tin về cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường 2014 (29/08/2014)

>   HTV: Giải trình chậm nộp BCTC SX bán niên năm 2014 (29/08/2014)

>   DTA: Đính chính số liệu trên BCTC Q2-2014 (29/08/2014)

>   VNE: VCBS tư vấn và bảo lãnh đợt phát hành 150 tỷ đồng trái phiếu (29/08/2014)

>   SPM: Giải trình chậm công bố Đơn vị ký HĐKT BCTC 2014 (29/08/2014)

>   ECI: CTCP Đầu tư CMC - người có liên quan đến Phó Chủ tịch HĐQT - đã mua 20,700 CP (29/08/2014)

>   KDC: Hoàn thành sớm kế hoạch trung thu 2014 (29/08/2014)

>   ITC: BCTC Cty mẹ soát xét bán niên năm 2014 (29/08/2014)

>   ITC: BCTC HN soát xét bán niên năm 2014 (29/08/2014)

>   HDC: BCTC Cty mẹ soát xét bán niên năm 2014 (29/08/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật