Thứ Năm, 07/08/2014 10:01

VCS chính thức bị Phenikaa thâu tóm

ĐHĐCĐ bất thường ngày 05/08 của CTCP Vicostone (HNX: VCS) đã thống nhất tái cơ cấu công ty bằng cách trở thành công ty con của Phenikaa và bán toàn bộ phần vốn tại Style Stone cho đối tác này.

* 4 cổ đông ngoại thoái vốn, VCS cũng xin rời sàn

* ĐHĐCĐ VCS: Red River Holding lại "truy đuổi" HĐQT

* VCS: Đại hội phủ quyết toàn bộ các nội dung

Theo ban lãnh đạo VCS, công ty buộc phải tái cơ cấu bởi đang bị đe dọa về thị phần, hiệu quả hoạt động và tăng trưởng do nguy cơ về cạnh tranh trong nước cũng như quốc tế ngày cành nhiều đối thủ mạnh: Khả năng gặp rủi ro cao về thị phần, phải hạ giá bán, tăng giá mua đầu vào. Điển hình là CTCP Phượng Hoàng Xanh A&A (Phenikaa) đã ký hợp đồng độc quyền 6 năm với hãng Breton, vì thế VCS sẽ không có khả năng tăng trưởng trong những năm tới nếu không có chiến lược tái cơ cấu phù hợp.

Ban lãnh đạo VCS cũng chia sẻ thông tin về Phenikaa. Công ty này được thành lập năm 2010, quy mô vốn ban đầu là 300 tỷ đồng và đang tiến hành các thủ tục tăng vốn lên 800 tỷ đồng. Đây cũng là công ty có khả năng huy động tài chính quốc tế rất tốt.

Tháng 9/2013 Phenikaa quyết định đầu tư vào lĩnh vực đá ốp lát nhân tạo gốc thạch anh, trở thành đối thủ cạnh tranh của VCS. Phenikaa đang xây dựng nhà máy sản xuất đá ốp lát nhân tạo nằm trong KCN Hòa Lạc, gần nhà máy của VCS.

Công ty này đã ký hợp đồng phân phối sản phẩm lớn tại thị trường Mỹ, EU và Trung Đông.

Vì thế, sau khi làm việc với Phenikaa, HĐQT đề xuất chấp thuận trở thành công ty con của Phenikaa bằng việc đối tác này nhận chuyển nhượng cổ phiếu của VCS từ các cổ đông để tăng tỷ lệ sở hữu từ 51% đến 58% số cổ phiếu có quyền biểu quyết mà không phải chào mua công khai và trở thành công ty mẹ của VCS.

Đồng thời, VCS chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần đang nắm giữ tại CTCP Style Stone là 14.99 triệu cp, chiếm 99.93% vốn cho Phenikaa.

Bên cạnh đó, tại Đại hội, có một số nội dung được sửa đổi và bổ sung so với tài liệu đã gửi cho cổ đông trước đó là mua cổ phiếu quỹ, không hủy niêm yết, tạm ứng cổ tức năm 2014.

Cụ thể, Công ty sẽ hủy bỏ quyết định hủy niêm yết tự nguyện theo nghị quyết ĐHĐCĐ 2014 trước đó và thông qua phương án phát hành 2,649,962 cp theo chương trình ESOP trong quý 3-4/2014 với mức giá 10,000 đồng/cp. VCS cũng sẽ mua lại tối đa 24% tổng số lượng cổ phiếu đang niêm yết để làm cổ phiếu quỹ nhằm hỗ trợ giá cổ phiếu.

Trên cơ sở đó, Đại hội thống nhất kế hoạch 2014 của công ty mẹ với tổng doanh thu 1,947 tỷ đồng, tăng 27% so năm 2013; lợi nhuận trước thuế 65 tỷ đồng, tăng 20%. Còn kế hoạch hợp nhất là tổng doanh thu 1,925 tỷ đồng, tăng 45%; lợi nhuận trước thuế 85 tỷ đồng, tăng 20%.

Tại Đại hội, cổ đông thắc mắc về kế hoạch sản xuất kinh doanh và đề nghị điều chỉnh phù hợp với thực tế nếu thực hiện chuyển nhượng cổ phần tại Style Stone với giá 292 tỷ đồng. Và việc chuyển nhượng này có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh năm 2015 của VCS?

Ban lãnh đạo cho biết, việc chuyển nhượng này sẽ không có lãi do thực tế năm 2011, 2012 VCS mua lại cổ phần Style Stone với giá 27,000 đồng/cp là do sức ép từ cổ đông lớn nước ngoài. Vì vậy, kế hoạch sản xuất kinh doanh như đã nêu là đã tính toán đến khoản lỗ này.

Sau khi chuyển nhượng, VCS cũng như Style Stone sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phía Phenikaa về mặt thị trường, công nghệ và tránh được sự đối đầu. Do Style Stone vẫn xuất bán qua VCS (trong nội dung đàm phán giữa Phenikaa và VCS) nên kết quả kinh doanh năm 2015 sẽ không bị ảnh hưởng. Dự kiến VCS có thể đạt 100 triệu USD vào năm 2015.

Việc chuyển nhượng này sẽ được ghi nhận vào báo cáo tài chính quý 3/2014.

Ngoài ra, cổ đông thắc mắc, nếu có đối tác chiến lược tốt, thực sự hỗ trợ cho VCS về thị trường, tài chính, quản trị, kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì HĐQT sẽ cân nhắc. Và rút kinh nghiệm từ trường hợp cổ đông nước ngoài làn trước.

Một số chỉ tiêu tài chính qua các năm của VCS


Tài liệu đính kèm:

VCS_2014.8.6_63f6ec4_VCS_BB, NQ DHDCD Bat thuong 2014_signed.pdf

Thanh Nụ

Các tin tức khác

>   KSS: Giải trình chênh lệch số liệu trước và sau khi điều chỉnh tại BCTC quý 1.2014 (06/08/2014)

>   HQC bị thu hồi 3 dự án: “Nỗ lực” bất thành của vị Chủ tịch? (06/08/2014)

>   VSC: BCTC HN SX 6 tháng 2014 (05/08/2014)

>   VSC: BCTC RIÊNG SX 6 tháng 2014 (05/08/2014)

>   SAM: BCTC CTY MẸ SX 6 tháng 2014 (05/08/2014)

>   PHR: Lãi ròng hợp nhất quý 2 chỉ bằng 1/2 cùng kỳ (06/08/2014)

>   PAN: Quý 2 lãi tăng vọt 160%, “đổi vị” các khoản đầu tư tài chính (06/08/2014)

>   HBC: Lãi hợp nhất 6 tháng chỉ bằng 5% kế hoạch (06/08/2014)

>   TCR: Giải trình kết quả kinh doanh hợp nhất Q2-2014 (05/08/2014)

>   BCI: Ký hợp đồng kiểm toán BCTC năm 2014 (05/08/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật