Thứ Sáu, 15/08/2014 22:00

Tốt nhất là theo lãi suất NHNN quy định

LS. Trương Thanh Đức, chuyên gia ngân hàng trả lời phỏng vấn phóng viên TBNH.

Trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), liên quan đến lãi suất các ngân hàng cần quan tâm đến điều gì, thưa ông?

Lãi suất trong Bộ luật Dân sự liên quan rất nhiều đến hoạt động ngân hàng. Cụ thể, lãi suất sẽ được quy định để áp dụng cho ba trường hợp: đối với lãi suất thông thường, các TCTD luôn xác định rõ lãi suất trong việc cho vay, nên không đặt ra mức là bao nhiêu; với các giao dịch kinh tế, dân sự khác, nếu như có tranh chấp về lãi suất cho vay thì sẽ được xác định là bằng lãi suất cơ bản (LSCB) 9%/năm; đối với trần lãi suất cho vay, các TCTD không bị giới hạn, trừ một số trường hợp đặc biệt.

LS. Trương Thanh Đức

Còn các giao dịch kinh tế, dân sự khác thì được cho vay không vượt quá 13,5%/năm, tức là tối đa bằng 150% LSCB. Đối với lãi suất chậm trả, các TCTD được áp dụng theo mức không quá 150%/năm lãi suất cho vay trong hạn. Các giao dịch kinh tế, dân sự được áp dụng cộng thêm với mức không quá 9%/năm, tức là mức LSCB. Riêng đối với lãi suất chậm thi hành án, cũng là lãi suất chậm trả, thì không áp dụng mức lãi suất riêng đối với ngành Ngân hàng, mà cùng áp dụng một mức chung là 9%/năm.

Rõ ràng là xuất hiện rất nhiều nghịch lý chung quanh câu chuyện lãi suất. Chẳng hạn, giao dịch dân sự thì lãi suất quá hạn được tính từ LSCB là 9%/năm, nhưng có khi ở ngân hàng là 5% hoặc lại là 15%. Rồi cho vay trong hạn thì lãi suất có thể được phép là 13,5%/năm, thậm chí cao hơn nhiều. Nhưng đến khi kiện nhau ra Toà, người có nghĩa vụ thanh toán chỉ phải chịu lãi suất 9%/năm, thấp hơn nhiều lãi suất trong hạn và thấp xa so với lãi suất quá hạn…

Theo ông, Bộ luật Dân sự sửa đổi có nên cho phép áp dụng lãi suất theo luật chuyên ngành, hay phải áp dụng chung cho toàn bộ các quan hệ kinh tế?

Quan điểm của tôi là phải áp dụng quy định chung của lãi suất trong Bộ luật Dân sự cho toàn bộ quan hệ dân sự, trong đó ngân hàng chỉ là một phần. Cả về nguyên lý cũng như thực tế đều đòi hỏi phải tạo ra những quy định về lãi suất để áp dụng cho cả tín dụng ngân hàng và các giao dịch kinh tế, dân sự khác. Tất nhiên, các quy định về lãi suất phải phù hợp với thực tế, phải đủ rộng để không gây vướng mắc, chứ không nên tạo sân hẹp, riêng cho ngân hàng hay DN, cá nhân.

Bất cập ở chỗ đã mấy lần NHNN đề nghị lãi suất cho vay tăng lên 200% LSCB nhưng lại không được chấp nhận. Đặc biệt, LSCB cần phải được xác định rõ là gì, nếu là lãi suất cho vay bình quân của thị trường thì phải thể hiện đúng mặt bằng, tại sao là 9% trong suốt 4 năm nay mà không phải trong từng thời kỳ. Nên dù nhiều năm khách hàng không trả được nợ NHTM theo bản án, thì cũng chỉ được tính lãi 9%/năm, còn thấp hơn cả lãi suất trong hạn. Như vậy, khách hàng không trả nợ là hoàn toàn có lý.

Vậy, ông có ủng hộ quan điểm bỏ LSCB, thay vào đó là đưa ra lãi suất tham chiếu để làm căn cứ cho các quy định khác hay không?

Nếu lấy lãi suất tham chiếu NHTM thì người ta không thể hình dung được bao nhiêu là được phép và bao nhiêu là vi phạm. Để tạo thuận lợi cho người dân thì phải dựa vào con số công bố hàng tháng của NHNN, hoặc khi có biến động. Và như vậy, căn cứ pháp lý cũng chính là NHNN, tương tự như dựa vào LSCB do NHNN công bố.

Có rất nhiều phương án về lãi suất được đưa ra trong Dự thảo Bộ luật Dân sự, như quy định một mức lãi suất cố định trong Luật, dựa theo lãi suất bình quân của các NHTM, theo LSCB (như Bộ luật Dân sự hiện hành), lãi suất tái chiết khấu của NHNN hoặc theo lãi suất trái phiếu, tín phiếu kho bạc… Phương án nào cũng có cái được và chưa được. Tuy nhiên, phương án được đa số ủng hộ hiện nay vẫn nghiêng về việc dựa vào lãi suất do NHNN công bố theo như quy định của Luật NHNN và Bộ luật Dân sự hiện hành.

Một số quan điểm cho rằng, mức lãi phạt quá hạn nên căn cứ bình quân lãi suất tín phiếu Chính phủ và tín phiếu kho bạc. Quan điểm của ông?

Tôi biết quan điểm này cho rằng, căn cứ vào lãi suất ấy là vừa phải và có tính khả thi nhất, vì khi DN đã khó khăn, ngân hàng chỉ cần đòi lại vốn cho vay... Tuy nhiên, cũng rất là nguy hiểm bởi lãi suất quá hạn là lãi suất phạt để ngăn ngừa, cảnh báo. Ngay trong quy định về xử lý vi phạm hành chính và Luật Quản lý thuế cũng quy định, nếu chậm nộp thuế, phải nộp phạt thì sẽ chịu mức phạt có lãi suất là 18%/năm. Nếu DN đã rất khó khăn trả nợ, thì chủ nợ sẽ xem xét khả năng trả nợ thực tế mà miễn giảm lãi. Còn nếu để lãi quá hạn thấp hơn lãi trong hạn thì tốt nhất cho DN là cứ quá hạn, cứ chây ỳ, chẳng cần gì đến trách nhiệm hay tinh thần trả nợ…

Xin cảm ơn ông!

Trần Hương

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   BIDV: Lãi quý 2 bằng nửa cùng kỳ năm trước (17/08/2014)

>   Dòng chảy sếp Tổng nhà băng và dấu ấn 2012! (24/08/2014)

>   SHB: Huy động và cho vay 6 tháng tăng trưởng 20% (15/08/2014)

>   Ngân hàng Việt chạy đua xuất ngoại “kiếm cơm” (15/08/2014)

>   Ngân hàng Quốc Dân: Lãi quý 2 hơn 470 triệu đồng, nợ xấu 4.83% (15/08/2014)

>   MBB: Lãi quý 2 giảm, nợ xấu vượt 3%, đổ gần 53,000 tỷ đồng vào tín/trái phiếu (15/08/2014)

>   Ngân hàng sống nhờ ngân sách: Tội gì không làm! (15/08/2014)

>   Sacombank: Lãi ròng quý 2 tăng 37% lên gần 650 tỷ đồng (15/08/2014)

>   Eximbank: Lãi ròng quý 2 giảm 42% đạt 169 tỷ đồng, nợ xấu tăng lên 2.95% (14/08/2014)

>   Vietinbank: Lãi ròng quý 2 hơn 1,880 tỷ đồng (14/08/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật