Thứ Hai, 11/08/2014 22:19

Tổng công ty Đường sắt thoái vốn tại 10 công ty

Trong giai đoạn từ năm 2014 - 2015,Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phải thoái toàn bộ vốn góp tại 10 công ty cổ phần để tập trung cho ngành nghề chính là kinh doanh vận tải đường sắt.

Đây là điểm đáng chú ý trong Nghị quyết số 16-14/NQ-HĐTV vừa được Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty đường sắt Việt Nam Trần Ngọc Thành ký duyệt.

Theo đó, Tổng công ty đường sắt Việt Nam phải thoái toàn bộ vốn góp tại 10 công ty cổ phần bao gồm: Công ty cổ phần Đá Mỹ Trang; Công ty cổ phần Đầu tư công trình Hà Nội; Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội; Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và xây dựng công trình 1; Công ty cổ phần Viễn thông tín hiệu đường sắt; Công ty cổ phần Vĩnh Nguyên; Công ty cổ phần Xây dựng công trình Đà Nẵng; Công ty cổ phần Xây lắp và cơ khí cầu đường; Công ty cổ phần công trình II; Công ty cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng và đô thị đường sắt.

Tổng công ty Đường sắt cũng sẽ thoái về dưới 30% vốn điều lệ tại 3 công ty cổ phần gồm Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng công trình III; Công ty cổ phần Tổng công ty công trình đường sắt; Công ty cổ phần Công trình 6.

Ngoài ra, Tổng công ty đường sắt cũng thoái dưới 20% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và xây dựng giao thông vận tải.

Trước đó, trong quyết định phê duyệt đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giai đoạn 2012 -2015 được Chính phủ phê duyệt hồi đầu năm 2013, ngành đường sắt phải thoái toàn bộ vốn tại 6 công ty.

Về phương án sắp xếp doanh nghiệp, sẽ có 23 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ. Tổng công ty này cũng nắm giữ từ 50-65% vốn điều lệ của Công ty cổ phần toa xe Hải Phòng và Công ty cổ phần Vận tải hàng hóa đường sắt. Ngoài ra, Đường sắt Việt Nam cũng nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ của 22 công ty con.

Theo quyết định tái cơ cấu, ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty Đường sắt là kinh doanh vận tải đường sắt, quản lý khai thác đảm bảo hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, điều hành giao thông đường sắt, đại lý và dịch vụ vận tải đường sắt, chế tạo đóng mới sửa chữa các thiết bị đường sắt…

Việc thoái vốn khỏi các công ty để tập trung cho ngành nghề chính là kinh doanh vận tải đường sắt vốn đang bị trì trệ và có rất nhiều biến động về nhân sự trong thời gian qua.

Để đẩy mạnh việc tái cơ cấu "đầu tàu" của ngành đường sắt, hàng tháng Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La phải làm việc trực tiếp với Ban lãnh đạo Tổng công ty, còn Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cũng phải làm việc với Ban lãnh đạo Tổng công ty mỗi tuần một lần.

Lê Anh

tbktsg

Các tin tức khác

>   Toyota Việt Nam có lượng xe bán ra cao nhất từ đầu năm đến nay (11/08/2014)

>   WTO đánh giá cao nỗ lực tự do hóa thương mại của Việt Nam (11/08/2014)

>   Nga bỏ lệnh tạm dừng nhập khẩu với 7 doanh nghiệp thủy sản (11/08/2014)

>   Tự do kinh doanh: “Quyền của anh, nhưng tôi phải biết” (11/08/2014)

>   Ngành nghề cấm đầu tư: Chờ mãi các bộ không trả lời! (11/08/2014)

>   Sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng: Giá “trên trời”, còn chất lượng... “trời ơi" (11/08/2014)

>   Kinh doanh trong sân bay dễ hay khó? (11/08/2014)

>   Loại bỏ 12 dự án thủy điện ra khỏi quy hoạch (11/08/2014)

>   Miếng ngon quảng cáo vào tay doanh nghiệp ngoại? (11/08/2014)

>   Nhiều cơ hội cho công nghiệp phụ trợ (11/08/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật