Thứ Năm, 07/08/2014 06:13

Thoát hiểm cho quỹ bảo hiểm

Khoảng giữa năm ngoái, báo chí đưa thông tin về việc Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội đang hoàn thiện dự thảo đề án Quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung để trình Chính phủ, theo đó, nếu triển khai thì lương bình quân của người hưu trí có thể lên đến gần 10 triệu đồng/tháng, so với hơn 3 triệu đồng như hiện nay.

* 'Nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm xã hội rất lớn'

Nhưng đến giờ thì thông tin về nguy cơ báo động của việc vỡ Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) có thể xảy ra sau năm 2023 đang đe dọa tất cả những người ăn lương. Cũng lại có rất nhiều kế sách được đưa ra để chống vỡ quỹ, trong đó có cả chuyện phải kéo dài tuổi hưu: nữ 60, nam 62 tuổi.

Ngăn chặn “vỡ quỹ” và nâng cao đời sống cho người nghỉ hưu, quả thực là bài toán không hề đơn giản. Nhưng cái gốc hiện nay của chúng ta, chính là cách thu và hưởng BHXH không linh hoạt, thiếu hợp lý.

Tại sao chúng ta không thu BHXH tự nguyện? Người có thu nhập cao tự nguyện đóng cao để được hưởng hưu trí tương xứng sau này thay vì thu ấn định theo hệ số lương cơ bản. Như vậy quỹ BHXH sẽ có nguồn thu cao hơn. Bởi lẽ, trên thực tế có nhiều người thu nhập cao, vẫn chỉ “được” đóng BHXH như một người có thu nhập ở mức trung bình. Điều này xét về mặt kinh doanh bảo hiểm là bất lợi.

Chúng ta cần biết rằng, trên thế giới hiện có khoảng trên 80 quốc gia đã triển khai Quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung. Và theo Bộ LĐ-TB-XH thì trong khối APEC chỉ còn duy nhất VN chưa triển khai thực hiện.

Chuyện vỡ quỹ là có thật, chuyện cắt giảm 21 - 33% lương hưu như trong dự thảo luật BHXH sửa đổi cũng sẽ trở thành hiện thực, nếu như chúng ta không có cách nào để tăng nguồn thu của quỹ.

Cần phải thay đổi cách thu BHXH như nói ở trên. Đồng thời phải siết chặt chế tài đối với các trường hợp nợ đọng, chây ì đóng bảo hiểm, kiểm tra, phạt nặng các doanh nghiệp trốn đóng BHXH cho người lao động. Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB-XH, ngay cả khối lực lượng vũ trang cũng đang còn nợ bảo hiểm khá lớn. Trong khi đó, lực lượng này nếu về nghỉ chế độ, lương của họ rất cao. Do vậy một khi nhà nước cũng còn đang nợ quỹ thì làm sao chúng ta có thể làm mạnh với hàng trăm ngàn doanh nghiệp nợ nghĩa vụ?

Cắt giảm thì dễ, đảm bảo mức sống vốn đã bèo bọt cho người nghỉ hưu mới khó. Mong rằng các cơ quan chức năng nghiên cứu một cách đầy đủ, nghiêm túc để tìm cách thoát hiểm cho quỹ bảo hiểm.

Quốc Phong

Thanh Niên

Các tin tức khác

>   Hàng trăm người bị lừa mua bảo hiểm PVI giả (04/08/2014)

>   Nợ đọng bảo hiểm xã hội tiếp tục tăng cao (01/08/2014)

>   Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: “Cõng” gánh nặng an sinh cùng Quỹ Bảo hiểm xã hội (31/07/2014)

>   Ngân hàng đua kinh doanh bảo hiểm (30/07/2014)

>   Đảm bảo vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (28/07/2014)

>   Dự thảo Nghị định về bảo hiểm thất nghiệp: Người lao động đóng 1% lương (27/07/2014)

>   Bảo hiểm hàng không sẽ tăng phí sau thảm kịch máy bay (24/07/2014)

>   Hanwha Life Việt Nam tăng vốn lên 1,900 tỷ đồng (24/07/2014)

>   Chủ tịch PVI: Lợi nhuận 6 tháng đầu năm sẽ vượt kế hoạch gần 20% (23/07/2014)

>   BIDV góp vốn lập Công ty bảo hiểm nhân thọ BIDV-Metlife (15/07/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật