Thứ Bảy, 23/08/2014 21:00

Dự thảo Nghị định mới số 84 kinh doanh xăng dầu: Giá xăng được đà tăng?

Bộ Công thương vừa chính thức trình Chính phủ dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị định số 84 về kinh doanh xăng dầu, sau khi có ý kiến góp ý trong thành viên Chính phủ. Sự thay đổi căn bản trong dự thảo là biên độ điều chỉnh giá và áp giá.

Cụ thể trong dự thảo mà Bộ Công thương trình, biên độ điều chỉnh giá bán lẻ dựa trên giá cơ sở được được đề xuất như sau: khi các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng 3%, từ trên 3% đến 7% và trên 7% thì sẽ có các điều chỉnh tương ứng; trong khi biên độ này ở dự thảo trước lần lượt là: 2%, từ trên 2% đến 7% và trên 7%. Nếu các yếu tố cấu thành làm cho giá cơ sở tăng trong phạm vi 3% trở xuống so với giá cơ sở liền kề trước đó thì thương nhân đầu mối được điều chỉnh giá tương ứng. Giá cơ sở biến động khoảng từ 3 đến 7% thương nhân đầu mối được điều chỉnh giá một phần, một phần sử dụng Quỹ Bình ổn giá nhằm giảm bớt mức giá điều chỉnh.

Dự thảo cũng quy định thời gian giữa 2 lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là 15 ngày với trường hợp tăng giá và tối đa 15 ngày đối với trường hợp giảm giá.

Theo quan điểm của Bộ Công thương, những quy định này sẽ làm cho giá bán trong nước phản ánh sát hơn diễn biến giá thế giới. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại, khi biên độ giá cơ sở biến động 3% DN được quyền điều chỉnh giá có nghĩa là trao thêm quyền cho DN. Khi đó, tần suất điều chỉnh giá sẽ nhiều hơn, dày đặc hơn. Và thậm chí giá sẽ chỉ có tăng mà ít giảm.

Về Quỹ bình ổn giá xăng dầu, trong bản dự thảo Nghị định mới mà Bộ Công thương trình, cũng có ghi rõ, khi giá tăng đến mức độ thì mới được sử dụng quỹ để bình ổn giá trong nước. Chỉ có Chính phủ mới có quyền quyết định bình ổn giá xăng dầu trong nước và giao trách nhiệm cho Bộ Công thương, Bộ Tài chính phối hợp triển khai thực hiện biện pháp bình ổn giá trong thời hạn áp dụng biện pháp bình ổn giá. Ví dụ áp dụng bình ổn theo phương án giữ giá bán hoặc tăng giá bao nhiêu, còn bao nhiêu sử dụng Quỹ bình ổn...

Như vậy, với những thông tin được hé lộ ra tư dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị định số 84 về kinh doanh xăng dầu cho thấy Bộ Công thương muốn thay đổi lại toàn bộ biên độ áp giá và tính giá. Song, biểu bảng tính giá với hàng chục loại thuế, phí ít được đề cập. Điều này khiến cho quyền tự chủ của DN được tăng cao hơn. Vì biên độ điều chỉnh giá giới hạn ở 3%, nên DN chỉ cần vin vào cớ giá thế giới tăng thì hoàn toàn được tăng giá theo. DN không hề làm trái với nguyên tắc quản lý giá xăng dầu mà cơ quan quản lý định hướng, để giá trong nước bám sát với giá thế giới.

Trong cuộc trò chuyện với PV Đại Đoàn Kết, đại diện Cục quản lý Bộ Tài chính cũng cho biết: Khi đó Quỹ bình ổn sẽ ít được sử dụng. Với cách điều hành giá theo dự thảo Nghị định mới, chênh lệch DN sẽ không để cho chênh lệch giá giữa giá cơ sở và bán lẻ quá lớn, để sử dụng Quỹ bình ổn. Còn theo TS Lê Đăng Doanh thì việc điều hành giá xăng dầu vẫn chưa thực sự vì lợi ích người tiêu dùng.

Nhiều chuyên gia khác cũng đồng quan điểm cho rằng, cơ quan quản lý muốn hướng tới 1 thị trường xăng dầu cạnh tranh nhưng gốc cạnh tranh không rõ.

Hồ Hương

Đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp đòi tăng chi phí kinh doanh xăng dầu (22/08/2014)

>   Dầu tăng bất chấp PMI sản xuất kém khả quan của Trung Quốc (22/08/2014)

>   Dầu tăng vọt khi cung giảm mạnh (21/08/2014)

>   Tập đoàn Dầu khí Thái Lan sẽ góp 40% vốn cho dự án Nhà máy lọc dầu Nhơn Hội (20/08/2014)

>   Dầu WTI trượt 2%, dầu Brent vẫn sát đáy 14 tháng (20/08/2014)

>   Dầu Brent xuống thấp nhất trong hơn một năm (19/08/2014)

>   Petrolimex: Giảm giá xăng 600 đồng từ 15 giờ 18/08 (18/08/2014)

>   DN xăng dầu đang lãi gần 1.000 đồng/lít xăng (17/08/2014)

>   Nga, Ukraine, EU nhất trí đàm phán về tranh chấp khí đốt (15/08/2014)

>   PetroVietnam muốn mua cổ phần hãng dầu khí Mỹ (15/08/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật