Thứ Sáu, 18/07/2014 14:00

Về đâu chính sách tỷ giá?

Sáng 16-7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nâng giá mua đô la Mỹ lên 21.200 đồng (tăng 100 đồng so với trước đó), cao hơn giá mua đô la của các ngân hàng thương mại từ 20-50 đồng/đô la. Tuy nhiên, mức giá này vẫn thấp hơn mức gia mà các ngân hàng niêm yết trước khi NHNN điều chỉnh tỷ giá 1%. Vì thế câu hỏi đặt ra là có thật NHNN muốn hỗ trợ xuất khẩu không?

Một trong những lý do hiển nhiên cho tình trạng này là cung ngoại tệ có thể đang rất dồi dào, thể hiện qua thông báo của NHNN rằng họ đang tiếp tục mua ngoại tệ để nâng dự trữ ngoại hối. Nhưng mặt khác, nếu xét đến lý do NHNN đưa ra trong đợt điều chỉnh tỷ giá vừa rồi, rằng không phải là do áp lực cung cầu ngoại tệ mà là để thúc đẩy xuất khẩu, thì người ta có thể thấy sự bất nhất trong chính sách tỷ giá của NHNN.

Nếu xét đến lý do NHNN đưa ra trong đợt điều chỉnh tỷ giá vừa rồi, rằng không phải là do áp lực cung cầu ngoại tệ mà là để thúc đẩy xuất khẩu, thì người ta có thể thấy sự bất nhất trong chính sách tỷ giá của NHNN. 

Nếu đã định thúc đẩy xuất khẩu thì về nguyên tắc, NHNN phải duy trì một tỷ giá cao hơn trước đây (tức làm tiền đồng yếu đi). Trong bối cảnh cung ngoại tệ tăng mạnh thì NHNN càng phải tích cực mua ngoại tệ với tỷ giá cao hơn trước sao cho tỷ giá tiền đồng trong hệ thống ngân hàng và trên thị trường tăng thêm quanh quẩn 1 điểm phần trăm, mới tạo thuận lợi cho xuất khẩu đúng như ý muốn.

Nay tỷ giá chỉ tăng nhẹ hoặc hầu như không tăng so với trước đây, cho thấy khả năng NHNN hoặc đã không tích cực mua đô la Mỹ, và/hoặc đã không mua với tỷ giá cao hơn đáng kể so với trước đây. Nếu đúng như vậy thì có thể kết luận rằng NHNN không muốn để tiền đồng yếu đi (so với hiện tại) và vì thế, mục đích đợt điều chỉnh tỷ giá vừa rồi thực chất không phải là để hỗ trợ xuất khẩu như tuyên bố.

Cùng với việc NHNN tiếp tục hút tiền đồng về thông qua kênh tín phiếu NHNN và tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn chậm, trong khi lượng vốn lớn của ngân hàng tiếp tục đổ vào trái phiếu chính phủ có thể suy luận rằng thanh khoản tiền đồng hiện đang dồi dào ở mức dư thừa.

Trong bối cảnh này, có thể đối với NHNN nỗi lo ngại chính vẫn là nếu để tiền đồng mất giá như đã định thì sẽ lại có thêm một lượng lớn tiền đồng được tung thêm ra lưu thông, làm trầm trọng thêm tình trạng dư thừa tiền đồng, tăng áp lực lạm phát. Mà với mục tiêu chính sách đặt kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu thì sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi chính sách tỷ giá của NHNN trên thực tế vẫn thiên về giữ ổn định tỷ giá để giảm áp lực lạm phát, thay vì để nó tăng lên nhằm thúc đẩy xuất khẩu.

Nhưng về nguyên tắc, có thể vừa phá giá, vừa giữ áp lực lạm phát không thay đổi bằng cách điều chỉnh cung tiền, thông qua công cụ tín phiếu NHNN và dự trữ bắt buộc. Trong trường hợp hiện nay ở Việt Nam, cùng với việc tích cực mua vào ngoại tệ với tỷ giá cao hơn để tỷ giá tăng thêm 1 điểm phần trăm (hoặc hơn nữa) nhằm hỗ trợ xuất khẩu, NHNN song song đó cần tung thêm tín phiếu NHNN và/hoặc nâng dự trữ bắt buộc để hút bớt tiền đồng tăng thêm từ quá trình mua vào ngoại tệ trước đó. Nếu thực hiện được như vậy thì NHNN không còn phải bận tâm đến khả năng xung đột mục tiêu chính sách, giữa ổn định vĩ mô (lạm phát) và hỗ trợ xuất khẩu nữa.

Bởi vậy, một khi đã công khai tuyên bố mục tiêu hiện thời của chính sách tỷ giá là hỗ trợ xuất khẩu thì NHNN nên thực hiện chính sách này để gây dựng lòng tin của thị trường vào chính sách của mình, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng GDP. Phối hợp hài hòa với chính sách tiền tệ, chính sách nới lỏng tỷ giá sẽ thành công mà không gây ra hậu quả phá vỡ bất ổn vĩ mô, tăng lạm phát như NHNN đã có thể lo ngại và dẫn đến một chính sách tỷ giá dùng dằng, mất phương hướng như hiện nay.

Phan Ngọc Minh

tbktsg

Các tin tức khác

>   NamABank Bình Dương: Hướng đến ngân hàng dịch vụ số 1 (18/07/2014)

>   Tái cấu trúc ngành ngân hàng: Sáp nhập vẫn là nền tảng (18/07/2014)

>   Ngân hàng vẫn lo ngại khi cho DN nhỏ và vừa vay (17/07/2014)

>   Ngân hàng Nhà nước dồn dập mua ngoại tệ (17/07/2014)

>   VIBank: Lãi trước thuế 6 tháng 150 tỷ, gần gấp đôi năm 2013 (17/07/2014)

>   Rủi ro: Chính phủ không gánh! (17/07/2014)

>   Chủ tịch Ngân hàng Thế giới đến Việt Nam (17/07/2014)

>   TS Lê Xuân Nghĩa: Sự dịch chuyển “khối u” nợ xấu từ năm 1989 đến nay (17/07/2014)

>   TS Lê Xuân Nghĩa: Sự dịch chuyển “khối u” nợ xấu từ năm 1989 đến nay (17/07/2014)

>   Các TCTD dự báo mặt bằng lãi suất huy động và cho vay giảm (16/07/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật