Thứ Tư, 23/07/2014 08:46

Nợ công của các nước thành viên Eurozone tăng mạnh

Trong những tháng đầu năm nay, nợ công của các nước thành viên Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng mạnh, trái chiều với xu hướng giảm của giai đoạn cuối năm ngoái.

Số liệu công bố ngày 22/7 của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho thấy trong quý 1/2014, tổng nợ công của 18 nước Eurozone đã tăng lên mức tương đương 93,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cao hơn so với mức 92,7% trong quý liền kề trước đó.

Trong toàn bộ 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), tổng nợ công cũng tăng từ mức 87,2% lên 88% GDP.

Các nước Eurozone có tỷ lệ nợ công cao lần lượt là Hy Lạp (tương đương 174,1% GDP), tiếp đến là Italy (135,6% GDP) và Bồ Đào Nha ( 132,9% GDP).

Giới chuyên gia kinh tế cảnh báo với mức nợ cao như vậy, ba nước trên sẽ khó có thể thanh toán nợ trong tương lai gần.

Trong khi đó, Estonia và Bulgaria được đánh giá là có triển vọng kinh tế khả quan khi duy trì tỷ lệ nợ công chỉ ở mức lần lượt là 10% và 20,3% GDP.

Trong sáu tháng cuối năm ngoái, nợ công tại Eurozone đã giảm rõ rệt khi nền kinh tế khu vực dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính, nguồn thu của chính phủ tăng khi chi tiêu được kiểm soát. Trên cơ sở đó, một số nước như Hy Lạp (từng hai lần phải viện tới các gói cứu trợ quốc tế) và Pháp vốn đang phải vật lộn với gánh nặng nợ công đã kêu gọi các nước nới lỏng chính sách "thắt lưng buộc bụng" áp dụng lâu nay.

EU đặt mục tiêu giữ nợ công dưới mức tương đương 60% GDP, trong khi thâm hụt ngân sách hàng năm không được vượt quá 3% GDP.

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, các giới hạn chuẩn này thường xuyên bị phá vỡ, nợ công và thâm hụt ngân sách tăng mạnh trong giai đoạn khủng hoảng tài chính khi chính phủ các nước buộc phải vay mượn nhiều hơn để thúc đẩy nền kinh tế phục hồi.

vietnam+

Các tin tức khác

>   WTO lập quỹ thúc đẩy thương mại cho các nước đang phát triển (22/07/2014)

>   Kinh tế nước Anh tăng trưởng nhanh nhất trong nhóm G7 (22/07/2014)

>   Các công ty lớn kinh doanh tốt giúp bức tranh kinh tế Mỹ sáng lên? (22/07/2014)

>   Dầu tăng vọt trước bất ổn địa chính trị kéo dài (22/07/2014)

>   Rắc rối tài chính của BES tác động toàn bộ kinh tế Bồ Đào Nha (22/07/2014)

>   Kinh tế Anh dự báo tăng trưởng quý thứ 6 liên tiếp (22/07/2014)

>   Anh thúc đẩy biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga (21/07/2014)

>   Bộ trưởng Tài chính Đức cảnh báo nguy cơ bong bóng tài sản (21/07/2014)

>   Moody’s: Rủi ro cho các ngân hàng châu Á đang gia tăng (21/07/2014)

>   Giấc mơ thoát bẫy nợ công của châu Âu (21/07/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật