Chủ Nhật, 06/07/2014 09:27

Nhu cầu lụa Thái Lan đang gia tăng trên thị trường quốc tế

Nghề nuôi tằm ở Thái Lan đã liên tiếp tăng trưởng ổn định khi nhu cầu về lụa Thái Lan trên thị trường quốc tế đang gia tăng.

Vụ trưởng Vụ nuôi tằm Queen Sirikit, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã, ông Anant Suwannarat cho biết, nhu cầu sản phẩm lụa Thái tại Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu đang rất lớn, trong khi các quốc gia Trung Đông như Oman cũng bắt đầu chú ý tới mặt hàng lụa tơ tằm của nước này để dùng cho trang trí.

Nghề nuôi tằm đã kéo theo sự phát triển của các nghề phụ trợ như cung cấp con giống, trồng dâu và công nghiệp dệt lụa. Thị trường lụa Thái hiện chiếm trị giá khoảng 6 tỷ baht mỗi năm.

Mặc dù nhu cầu lụa Thái vẫn đang ở mức cao nhưng diện tích dành cho nuôi tằm lại đang giảm xuống. Trước đây, các nông trại nuôi tằm rộng khoảng 400.000 Rai (tương đương 64.000 hécta), thì nay chỉ còn 25%.

Theo truyền thống, nghề nuôi tằm chỉ đứng thứ hai do phần lớn nông dân tập trung vào trồng lúa. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đối với lụa Thái cả trong và ngoài nước, các nhà chức trách đã thúc đẩy việc mở rộng vùng nguyên liệu tại khu vực miền Bắc.

Xuất khẩu lụa đã mang lại khoản thu hơn 600 triệu baht năm 2012. Lượng hàng xuất khẩu ngày càng tăng, đặc biệt là các sản phẩm dệt thủ công, đang trở lên nổi tiếng ở nước ngoài. Thị trường chủ yếu bao gồm cả Mỹ, Nhật Bản, Italy, Anh và Pháp.

Lụa Thái là một trong những sản phẩm thủ công nổi tiếng nhất của Thái Lan, không chỉ bày bán hàng loạt các cửa hàng nội địa mà ra toàn thế giới.

Nó cũng nằm trong số những mặt hàng tiêu biểu theo chương trình “Mỗi làng một sản phẩm.” Các nhà sản xuất lụa địa phương đã kế thừa kinh nghiệm từ thế hệ trước, tích lũy kiến thức, kỹ năng và chuyên môn hiện đại để giúp đẩy mạnh kinh tế Thái Lan.

Mặc dù bằng chứng về nghề lụa Thái không có dấu hiệu lâu đời như ở Trung Quốc, nhưng nhiều thế hệ người dân Thái Lan trên khắp mọi miền đất nước đã tự dệt vải cho mình.

Nghề trồng dâu nuôi tằm đã trược phát triển và thúc đẩy dưới triều đại Vua Chulalongkorn (Rama V), người thành lập ra Cục nuôi tằm hơn một thế kỷ trước.

Nghề dệt lụa được triển khai ở tất cả vùng miền và phần lớn các công ty lụa đặt trụ sở ở Bangkok và tỉnh lân cận, nhưng trung tâm sản xuất chính vẫn nằm ở khu vực Đông Bắc.

Lụa Thái, với các mẫu mã sáng tạo, đã tạo nên thương hiệu cho Thái Lan trên thị trường quốc tế. Các quốc gia ASEAN đã thảo luận việc hợp tác phát triển sản phẩm lụa nhằm đối phó với sự cạnh tranh ngày càng lớn trên thị trường thế giới.

Trong khía cạnh này, Thái Lan được thiết lập để trở thành trung tâm lụa của ASEAN, và quốc gia này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp phát triển nền công nghiệp lụa trong khu vực./.

vietnam+

Các tin tức khác

>   Dầu cọ Đông Nam Á đang phải đối mặt với thách thức kép (05/07/2014)

>   Philippines: Gạo dự trữ đạt 2,92 triệu tấn, đủ dùng cho 83 ngày (05/07/2014)

>   Moody's: ASEAN đối mặt rủi ro nếu kinh tế Trung Quốc giảm tốc (05/07/2014)

>   Ukraine phê chuẩn quy định khẩn cấp về nhiên liệu, năng lượng (04/07/2014)

>   FAO: Giá lương thực giảm nhờ nguồn cung ngũ cốc cải thiện (04/07/2014)

>   Ukraine chấm dứt việc cung cấp than cho Liên bang Nga (04/07/2014)

>   Doanh số bán nhà ở Bắc Kinh giảm thấp nhất trong 9 năm (04/07/2014)

>   Xuất khẩu hàng dệt may của Ấn Độ sang Mỹ tăng mạnh (04/07/2014)

>   Công nghiệp Trung Quốc trông cậy vào tình báo (04/07/2014)

>   Ai Cập xóa bỏ hoàn toàn trợ cấp năng lượng trong 5 năm tới (04/07/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật