Thứ Sáu, 11/07/2014 06:49

“Ma trận” thủ tục hành chính

Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố, tài nguyên - môi trường (TN&MT), bao gồm đất đai và bảo vệ môi trường, đứng đầu trong các lĩnh vực phiền hà khi DN thực hiện thủ tục hành chính (với tỷ lệ DN phản ánh là 27%, trong đó, lĩnh vực đất đai là 21%, bảo vệ môi trường là 6%).

Đại diện một DN chuyên về khai thác, xuất khẩu khoáng sản cho biết thực tế cho thấy tình hình cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực đất đai, khoáng sản, tài nguyên chưa thực sự giúp DN "yên tâm" tập trung cho hoạt động kinh doanh.

Ở khía cạnh khác, số liệu công bố của Vụ pháp chế (Bộ TN&MT) và Ban Pháp chế (VCCI) lại cho thấy bức tranh tả thực về thủ tục hành chính rất đáng chú ý. Cụ thể, tổng số bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ lên tới 212 (đất đai chiếm 40%, khoáng sản 25%..). Trong lĩnh vực đất đai, "thành quả" tiêu biểu chỉ dừng ở việc bổ sung quy định về công khai thủ tục hành chính, bổ sung hình thức thực hiện thủ tục hành chính qua điện tử, cơ chế một cửa. Đồng thời, về lĩnh vực khoáng sản, khung pháp lý được gia cố bằng thông số: giảm còn 34 thủ tục hành chính (từ 52), và quy định đấu giá khai thác khoáng sản.

Suốt quãng thời gian BĐS bắt đầu rơi vào giá lạnh, ngành xây dựng liên tiếp đón nhận tin dữ về số lượng DN giải thể, phá sản, cộng thêm dư luận ngày càng công kích vào hàng loạt bất cập, thừa - thiếu bất hợp lý trong hàng rào pháp định. Trọng tâm vẫn là Luật Kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở và Luật Đất đai 2013 sửa đổi. Đối với những đơn vị chuyên xây dựng, đầu tư tạo lập BĐS, thủ tục hành chính chưa bao giờ trở nên "dễ thở" với họ.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam kiêm Tổng Giám đốc GP Invest còn thể hiện rõ nét bi quan về "ma trận" thủ tục hành chính giăng mắc lâu nay. Trong quá trình đầu tư dự án từ lúc còn phôi thai, chủ đầu tư phải trải qua nhiều thủ tục lặp lại chỉ trong vòng 1 - 5 tháng để được cấp giấy thông hành (chứng nhận đầu tư). Tiếp đến là xin cấp giấy phép quy hoạch: DN phải gõ cửa lần lượt... 6 sở ngành quản lý. Thậm chí, có dự án phải được sự phê chuẩn của Thường trực Thành ủy sau khi trải qua các "cửa ải" trước đó.

Quy trình vòng tròn này còn lập lại đối với công tác thẩm định nhu cầu sử dụng đất (để có Quyết định giao đất dự án). Nói như ông Hiệp, trước bộ thủ tục hành chính khổng lồ đó, nhiều nhà đầu tư (DN, cá nhân) nước ngoài chỉ nhìn và "thèm thuồng".

Đặc biệt, là vấn đề chi phí GPMB, cách tính giá đất, định giá đất của cơ quan chức năng. Cụ thể, chi phí đền bù GPMB rất lớn, tới mức có những khu đất chiếm tới 10% tổng chi phí dự án. Tuy nhiên, yếu tố đó lại không được tính vào chi phí sử dụng đất, gây thiệt hại trầm trọng cho DN. Khảo sát của VCCI cũng cho biết khó khăn gia tăng ở thời gian và quy trình thực hiện nhưng có cải thiện tích cực về công khai giá đất, hướng dẫn của cán bộ và chi phí không chính thức.

Những “ma trận” thủ tục và cơ chế đã khiến nhiều nhà đầu tư nản lòng.

Thanh Xuân

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Hủy một phần bản án sơ thẩm vụ Công ty cho thuê Tài chính II (10/07/2014)

>   Thanh tra Chính phủ kết luận những sai phạm ở VCCI (10/07/2014)

>   6 ngư dân Việt Nam đang bị giữ tại cảng Tam Á (Trung Quốc) (10/07/2014)

>   Bật mí cuộc đối đáp giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào năm 2011 (10/07/2014)

>   Cẩn thận: “Gậy” Coca-Cola có thể “dập” Coca-Cola (10/07/2014)

>   “Đường xấu thế này mà các anh cũng thu phí à?” (10/07/2014)

>   Bạo động bùng phát sau thất bại lịch sử 1-7 của tuyển Brazil (09/07/2014)

>   Cuối năm 2014 tiếp tục điều chỉnh viện phí (09/07/2014)

>   Trung Quốc thấp thỏm vì chiến dịch chống tham nhũng (09/07/2014)

>   1.000 tỷ đồng sửa vỉa hè Hà Nội: "Có tìm ra ông nào sai phạm không?" (09/07/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật