Thứ Năm, 10/07/2014 13:31

Hành trình “ngã ngựa” của “đại gia” Sudico đã kết thúc?

Từ mức giá trên 100,000 đồng/cp và thuộc dạng “hot” trên sàn, vì sao cổ phiếu SJS lại rớt thảm xuống dưới 20,000 đồng/cp như hiện nay? Là bởi những bê bối về nhân sự, nợ ngàn tỷ và lỗ nặng…?

Biến động cổ phiếu SJS từ khi niêm yết đến nay

Thời kỳ đỉnh cao (2005-2010) của CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị & KCN Sông Đà – Sudico (HOSE: SJS) là những con số lợi nhuận “lẫy lừng” từ trên 100 tỷ đến hơn 700 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu, tổng tài sản cũng tăng dần qua các năm.

Kết thúc chu kỳ tăng trưởng mạnh (2010), vốn chủ sở hữu của SJS trên 2,000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 468 tỷ đồng, hàng tồn kho chỉ ở mức 127 tỷ đồng và vay nợ hơn 1,600 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu soi kỹ thì có thể thấy SJS đầu tư dàn trải với 3,107 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại 10 dự án, chủ yếu là khu đô thị mới Nam An Khánh, khu đô thị mới Hòa Hải – Đà Nẵng… SJS cũng “đẻ” ra 3 công ty con và 12 công ty liên doanh liên kết (288 tỷ). Chưa dừng lại, doanh nghiệp này còn đầu tư dài hạn vào 14 công ty khác từ bất động sản, vật liệu xây dựng, bảo hiểm, nước, đến cả cao su (251 tỷ).

Đây cũng là năm ghi nhận nhịp độ giao dịch sôi động nhất từ khi niêm yết đến nay của cổ phiếu SJS trên sàn chứng khoán với khối lượng có ngày lên hơn 1 triệu đơn vị. Giá cổ phiếu quanh mốc 80,000 đồng.

Bước sang năm 2011, trước sức ép của tình hình kinh tế khó khăn chung, cộng với cuộc chiến giữa các phe phái từ việc thay tướng, SJS chính thức “ngã ngựa” với mức lỗ 82 tỷ đồng. Năm 2012 càng nặng nề hơn với SJS khi lỗ tới 303 tỷ đồng, hàng tồn kho kỷ lục 4,329 tỷ đồng, vay nợ 2,200 tỷ đồng. Đơn vị kiểm toán lưu ý đến khả năng tiếp tục hoạt động của SJS.

Cổ phiếu SJS theo đó cũng đã bị tạm ngừng giao dịch do thua lỗ 2 năm liên tiếp và tiếp tục những chuỗi ngày giảm giá.

Một số chỉ tiêu của SJS giai đoạn 2010 - 2013

Tuy nhiên, sau cơn bão tái cấu trúc năm 2012, năm 2013 SJS đã có những chuyển biến mạnh mẽ khi bắt đầu có lãi 70 tỷ đồng dù chưa phục hồi được như những năm trước đó. So với quy mô vốn ngàn tỷ đồng thì khoản doanh thu 631 tỷ đồng vẫn chưa phải là cao. Nhưng nếu như năm 2012 công ty liên tục phải bán hàng dưới giá vốn, chấp nhận lỗ cùng đã giảm giá bất động sản thì sang năm 2013 đã có lãi gộp biên 40.6%.

Hiện bộ máy của SJS vẫn khá cồng kềnh với 4 đơn vị trực thuộc, 8 công ty con, 8 công ty liên kết dù trong năm 2013, SJS đã tiến hành tái cấu trúc bằng cách giải thể một số công ty con như Sudico miền Trung, Hạ Long và thành lập chi nhánh mới tại Quảng Ninh, Đà Nẵng, chuyển đổi mô hình hoạt động của Sudico-M.

Rút kinh nghiệm, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2014, lãnh đạo SJS cho biết năm 2013 công ty không đầu tư dàn trải vào các dự án mà chỉ tập trung đầu tư vừa đủ phục vụ việc kinh doanh bán hàng tại dự án Nam An Khánh. Cũng trong năm này, SJS đã hoàn trả Ngân hàng Hàng Hải (MaritimeBank-MSB) 400 tỷ đồng và hoàn tất việc cơ cấu thời hạn trả nợ cũng như lãi suất với các định chế tài chính khác Techcombank (khoảng 1,000 tỷ đồng), Ngân hàng Việt Á (VietABank) (200 tỷ đồng), cơ cấu 550 tỷ đồng nợ tại MaritimeBank sang VAMC… Theo đó, SJS đã từng bước giảm được nợ vay.

Bên cạnh đó, SJS đã giải ngân khoản vay 120 tỷ đồng của Ngân hàng MB (MBB) theo đúng lộ trình và cũng đã ký hợp đồng với MB để hỗ trợ cho khách hàng mua nhà của SJS tại dự án Nam An Khánh vay vốn với hạn mức tín dụng 270 tỷ đồng, ký kết với Agribank cam kết cho vay 400 tỷ đồng để thực hiện nhà xã hội CT8 Nam An Khánh.

Tuy nhiên, trên hết, cổ đông của SJS cũng có thể thở phào nhẹ nhõm một phần khi công ty đã có những “bước đi” rõ ràng và kế hoạch cụ thể với mức lãi 130 tỷ đồng, cổ tức từ 10-15% bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu.

 Hiện tại, trong cơ cấu cổ đông của SJS, Tổng Công ty Sông Đà vẫn là cổ đông lớn nhất, nắm giữ 36.65% vốn điều lệ, ông Đỗ Văn Bình – Phó Chủ tịch nắm 15.95% vốn. Ngoài ra, một số định chế tài chính như Deutsche Bank AG & Deutsche Asset Management (Asia) Ltd, Deutsche Bank AG London, Market Vectors ETF Trust – Market Vectors – Vietnam ETF… nắm giữ dưới 5% vốn điều lệ.

Thanh Nụ

Các tin tức khác

>   DHM: Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng năm 2014 (10/07/2014)

>   CII: ĐH bất thường bàn việc chuyển dự án BOT, BT về cầu đường sang cho CII Bridge&Road (10/07/2014)

>   VTA: Báo cáo quản trị công ty bán niên 2014 (10/07/2014)

>   SDP: Đầu tư dự án 157 ha tại khu kinh tế Nghi Sơn trị giá 630 tỷ đồng (10/07/2014)

>   SDP: Đầu tư dự án 157 ha tại khu kinh tế Nghi Sơn trị giá 630 tỷ đồng (10/07/2014)

>   DGT: Báo cáo quản trị công ty bán niên 2014 (10/07/2014)

>   NVT: Ký hợp đồng kiểm toán BCTC năm 2014 (09/07/2014)

>   GTT: Ký hợp đồng kiểm toán BCTC năm 2014 (09/07/2014)

>   CLW: Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng năm 2014 (09/07/2014)

>   ASP: Nhắc nhở chậm công bố Nghị quyết HĐQT (09/07/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật