Thứ Hai, 02/06/2014 13:57

Nền kinh tế Hy Lạp chưa cần thêm gói cứu trợ thứ ba

Chính phủ Hy Lạp đang cố gắng trấn an người dân sau khi Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble nêu khả năng về gói cứu trợ thứ ba cho quốc gia thành viên Khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone) vẫn đang phải vật lộn với những khó khăn kinh tế này.

 

Phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn tạp chí Focus (Hy Lạp) ngày 1/6, ông Wolfgang Schaeuble cho rằng rất có thể Hy Lạp sẽ phải yêu cầu thêm gói cứu trợ nữa, song với mức độ hạn chế hơn hai gói trước - không quá 10 tỷ euro (13,6 tỷ USD).

Nhận định của ông Wolfgang Schaeuble một lần nữa lại thổi bùng lên lo ngại rằng Chính phủ Hy Lạp có thể sẽ buộc phải áp đặt các chính sách cải cách cơ cấu khắt khe hơn hơn nữa, trong đó bao gồm việc cắt giảm việc làm và lương, để đổi lấy viện trợ.

Tuy nhiên, cả đảng cánh tả cấp tiến Syriza của Hy Lạp, lực lượng vừa giành thắng lợi trong cuộc bầu cử nghị viện châu Âu, và Bộ Tài chính nước này đều phản đối ý kiến của Bộ trưởng Tài chính Đức, cho rằng mọi biện pháp "thắt lưng buộc bụng" mới sẽ chỉ khiến người dân kiệt quệ, và rằng Athens hiện chưa cần ngay lập tức thêm bất kỳ sự trợ giúp nào từ bên ngoài.

Theo Bộ Tài chính Hy Lạp, cộng đồng quốc tế và Eurozone đều biết rằng hiện nhu cầu tài chính của Hy Lạp đã được hỗ trợ cho tới hết quý 1/2015 và đến giai đoạn 2015-2016, nhu cầu này sẽ phụ thuộc vào kết quả sát hạch hệ thống ngân hàng do Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tiến hành.

Hy Lạp đã thoát khỏi nguy cơ phá sản nhờ hai gói cứu trợ chung trị giá 240 tỷ euro (331 tỷ USD) từ nhóm "bộ ba" chủ nợ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ủy ban châu Âu (EC) và ECB. Tuy nhiên, để đổi lấy số tiền cứu trợ trên, Athens đã buộc phải tiến hành các biện pháp khắc khổ, bao gồm cắt giảm lương, lương hưu, việc làm nhằm giảm thâm hụt ngân sách.

Sau khi trì hoãn gần một năm, ngày 29/5 vửa qua, IMF đã giải ngân khoản vay mới nhất trị giá 4,6 tỷ USD cho Hy Lạp nhằm đảm bảo Athens sẽ đáp ứng những mục tiêu kinh tế do nhóm chủ nợ đặt ra. IMF cho rằng chính phủ "Xứ sở Thần thoại" đã đáp ứng vượt một số chỉ tiêu đề ra về thu hẹp lỗ hổng ngân sách, song cảnh báo vẫn còn nhiều thách thức để có thể đưa nước này trở lại thời kỳ tăng trưởng ổn định.

Trước đó, các bộ trưởng tài chính Eurozone cũng nhất trí giải ngân khoản cứu trợ bị trì hoãn trị giá 6,3 tỷ euro cho Hy Lạp vào cuối tháng Tư vừa qua sau khi chính phủ nước này cam kết đảm bảo "sức khỏe" cho khu vực ngân hàng.

Mặc dù vậy, theo ông Schaeuble, nợ công của Hy Lạp hiện tương đương 175% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ không thể giảm xuống mức ổn định trước năm 2022./.

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Chi tiêu và lòng tin của người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh (01/06/2014)

>   Nga quan ngại việc thanh toán nợ khí đốt của Ukraine (01/06/2014)

>   IMF giải ngân khoản cứu trợ bị trì hoãn 1 năm cho Hy Lạp (31/05/2014)

>   Vàng chứng kiến tháng giảm sâu nhất năm 2014 (31/05/2014)

>   Lạm phát Nhật cao nhất trong hơn 20 năm (30/05/2014)

>   Kinh tế Mỹ lần đầu tiên trong 3 năm qua tăng trưởng âm (30/05/2014)

>   Nhật Bản: Tài sản ròng ở nước ngoài tăng lên mức cao kỷ lục (29/05/2014)

>   Nga lập liên minh kinh tế Âu - Á (29/05/2014)

>   Anh phản đối đề xuất tăng ngân sách cho hoạt động của EU (29/05/2014)

>   BoJ tính chuyện rút giảm dần chính sách kích thích kinh tế (29/05/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật