Thứ Hai, 30/06/2014 11:24

Mở thêm cửa cho UPCoM

Sau thời gian bị NĐT và cả doanh nghiệp “ngó lơ”, thị trường CP chưa niêm yết (UPCoM) đang đứng trước nhiều cơ hội với hàng loạt những thay đổi về kỹ thuật lẫn chính sách nhằm tăng tính hấp dẫn cho thị trường này.

Doanh nghiệp nhà nước mở đường

HNX thừa nhận thị trường UPCoM vẫn còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng. Hiện có trên 1.200 công ty đại chúng đã đăng ký công bố thông tin với UBCKNN, nhưng số lượng doanh nghiệp chưa đăng ký, giao dịch trên UPCoM mới chỉ chiếm hơn 10%. Thiếu sự quan tâm của doanh nghiệp đã đành, UPCoM cũng không lôi kéo được sự chú ý của NĐT.

Điều này được thể hiện qua tính thanh khoản tuy được cải thiện song vẫn ở mức thấp, bởi chủ yếu NĐT chỉ tham gia thị trường niêm yết. Chính vì vậy, trong thời gian dài UPCoM chỉ là lựa chọn thứ yếu đối với đại bộ phận doanh nghiệp và tư tưởng trì hoãn tham gia thị trường vẫn phổ biến trong các doanh nghiệp đại chúng do lợi dụng được một số quy định chưa rõ trong thực thi Luật CK.

 Quyết định 108 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực CK từng ban hành nêu rõ: Doanh nghiệp IPO sau 1 năm phải niêm yết CP lên sàn. Nếu chậm trễ, mức phạt có thể lên tới 150 triệu đồng và buộc trả lại tiền cho các NĐT. Do vậy, việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp chưa lên sàn phải niêm yết trên UPCoM sẽ mở thêm cửa cho thị trường này.
Nhận thức được vấn đề này, HNX đã có nhiều nỗ lực nhằm tạo nên tính hấp dẫn cho UPCoM. Đầu tiên là cơ chế hoạt động và phương thức giao dịch từng bước được cải tiến để thuận lợi cho hoạt động đăng ký của doanh nghiệp và hoạt động giao dịch của NĐT. HNX đã xây dựng hệ thống tiêu chí giám sát và phần mềm giám sát giao dịch áp dụng riêng cho thị trường UPCoM.

Thị trường UPCoM đã trở thành một thị trường "tập dượt" cho các doanh nghiệp trước khi lên niêm yết. Đến nay đã có 17 doanh nghiệp chuyển từ UPCoM sang thị trường niêm yết. Cơ chế giao dịch, thông tin trên UPCoM luôn được nghiên cứu, nâng cấp để trong tương lai có những cải cách, mang lại thuận lợi cho doanh nghiệp đại chúng, để thị trường này phát triển và hỗ trợ về mặt cấu trúc của TTCK.

Giới phân tích cho rằng UPCoM đang đứng trước những cơ hội lớn, đặc biệt là sau khi UBCKNN công bố dự thảo thông tư thay thế Quyết định 108/2008/QĐ-BTC và đang lấy ý kiến từ các thành viên thị trường. Theo đó, công ty đại chúng hình thành từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển thành mô hình cổ phần phải đăng ký tại UBCKNN và Trung tâm Lưu ký.

Đồng thời, trong phạm vi 30 ngày kể từ khi được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM. Ngoài ra, công ty đại chúng thực hiện chào bán CK ra công chúng chưa niêm yết hoặc chưa đáp ứng đủ điều kiện lên sàn, sẽ phải đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM theo quy định. Đây có thể xem là giải pháp đối với nhiều doanh nghiệp đã phát hành CP lần đầu ra công chúng (IPO) nhưng chưa sẵn sàng niêm yết CP lên HNX hay HOSE.

Chuyển biến tích cực

Trên thực tế, trước khi có dự thảo thông tư thay thế Quyết định 108, UPCoM đã trở thành đích nhắm của nhiều doanh nghiệp. Theo thống kê của HNX, tính đến thời điểm hiện nay đã có 147 doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề khác nhau đăng ký giao dịch trên UPCoM, với tổng giá trị đăng ký theo mệnh giá đạt trên 21.500 tỷ đồng (gấp 17 lần so với thời điểm khai trương thị trường), giá trị vốn hóa đạt 28.932 tỷ đồng (tăng gấp 7 lần so với năm 2009).

Đặc biệt, trong những ngày gần đây, hàng loạt doanh nghiệp hủy niêm yết trên sàn HNX đã “nô nức” chuyển sang giao dịch tại UPCoM như: CTCP Sông Đà 19 (SJM), CTCP Xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam (QCC), CTCP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái (YBC), CTCP Xây lắp dầu khí miền Trung (PXM).

Theo lý giải của các doanh nghiệp, một trong những yếu tố khiến doanh nghiệp chọn UPCoM là thủ tục đăng ký khá nhanh và đơn đơn giản. Đơn cử là trường hợp SJM và YBC. Cả 2 doanh nghiệp này đều bị hủy niêm yết trên HNX, nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng đã hoàn thành tất cả mọi thủ tục và giao dịch trở lại trên UPCoM.

Thậm chí, có doanh nghiệp hoàn thành thủ tục chuyển sàn chỉ trong vòng 10 ngày như trường hợp của QCC. Doanh nghiệp này thuộc diện hủy niêm yết bắt buộc từ 26-5, nhưng ngày 6-6 đã tái xuất trở lại trên UPCoM. Đặc biệt, với dự thảo thông tư thay thế Quyết định 108, thủ tục chuyển sàn của doanh nghiệp còn đơn giản hơn rất nhiều.

Chẳng hạn, theo Điều 2 của dự thảo, sau khi nhận đủ hồ sơ gồm Giấy đề nghị đăng ký giao dịch CK tại HNX và bản sao Quyết định hủy niêm yết (trường hợp hủy niêm yết tại HOSE) của doanh nghiệp, HNX có 3 ngày làm việc để cấp quyết định chấp thuận đăng ký giao dịch.

Trong khi đó, HOSE sẽ chịu trách nhiệm chuyển hồ sơ cho HNX trong 5 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp bị hủy niêm yết. Hồ sơ bao gồm: bản sao bản cáo bạch, bản sao báo cáo tài chính năm gần nhất và các tài liệu khác.

Hải Hồ

Sài gòn đầu tư tài chính

Các tin tức khác

>   Nhịp đập Thị trường 30/06: VN-Index đảo chiều vào những phút cuối phiên (30/06/2014)

>   30/06: Bản tin đầu tuần (30/06/2014)

>   Gaps – Phân loại và ứng dụng thực tiễn trên thị trường chứng khoán Việt Nam (28/06/2014)

>   Tự doanh CTCK: Thị trường hồi phục, tăng cường chốt lời mạnh! (28/06/2014)

>   Đấu trường chứng khoán: Khởi tranh Cuộc đua mới - FxPro (28/06/2014)

>   Thị trường chứng khoán đang vào chu kỳ biến động phức tạp (28/06/2014)

>   Thị trường chứng khoán đang vào chu kỳ biến động phức tạp (01/07/2014)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý phiên đầu tuần (30/06/2014)

>   TMC: Nghị quyết HDQT số 07/NQ-HĐQT ngày 27/6/2014 (27/06/2014)

>   CNG: Công bố Quyết định của Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xử lý vi phạm về thuế (27/06/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật