Thứ Năm, 12/06/2014 11:32

Máy biến áp hàng Trung Quốc phía Nam “nối gót” Hiệp Hòa?

Sau sự cố tại Hiệp Hòa, máy biến áp 900 MVA hàng Trung Quốc mới đưa vào sử dụng tại Trạm 500kV Phú Lâm mấy ngày nay cũng cho thấy những chỉ số không đạt yêu cầu. Cầu mong rằng cỗ máy này sẽ “qua khỏi”, vì nếu không thì có thể nói là thảm họa của ngành điện khi hàng loạt máy biến áp chiến lược tại hai đầu đất nước lần lượt “ra đi”.

Tương tự vai trò Trạm Hiệp Hòa đối với Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, Trạm 500kV Phú Lâm góp phần đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của TP. HCM và khu vực lân cận.

Hai máy biến áp AT1 và AT2 tại trạm này gần như “mới tinh” vì vừa sử dụng vào năm ngoái trong khuôn khổ một dự án trị giá gần 600 tỷ đồng nhằm thay 2 máy biến áp 500kV/220kV/35kV có công suất 3 x 150MVA bằng 2 máy biến áp có công suất 3x300 MVA. Và cũng như ở Trạm Hiệp Hòa, chiếc máy biến áp đang “có vấn đề” này là hàng Trung Quốc.

Thiệt hại sơ bộ trên 140 tỷ đồng

Trở lại sự cố “xì dầu” tại Trạm 500kV Hiệp Hòa. Sau khi Pháp luật Việt Nam đăng tải thông tin, phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam dù đã “trấn an” dư luận trên sóng VTV, nhưng đối với “người nhà”, họ đang rốt ráo yêu cầu kiểm ra, làm rõ nguyên nhân cũng như ước tính thiệt hại sơ bộ.

Về vấn đề thiệt hại, nguồn tin của Pháp luật Việt Nam cho hay, chưa đề cập đến hệ lụy do mất điện gây ra, thiệt hại trực tiếp mà tập đoàn này phải gánh chịu từ sự cố hai máy AT1 và AT2 Hiệp Hòa có thể trên 140 tỷ đồng.

“Chỉ riêng việc kéo hai máy bị hỏng ra ngoài vị trí vài chục mét để dọn chỗ cho việc sửa chữa và thay mới ước đã lên đến khoảng 4 tỷ đồng” - một cán bộ điện lực cho biết.

Giải pháp tình thế đang được áp dụng là phối gộp những bộ phận còn có thể hoạt động được. Đương nhiên, công suất cấp điện hiện thời là rất hạn chế, chỉ khoảng từ 300 MVA so với tổng công suất thiết kế ban đầu của hai máy này là 1800.

Có mặt tại Trạm 500kV Hiệp Hòa hôm 10/6 để tìm hiểu về tiến độ khắc phục sự cố, phóng viên Pháp luật Việt Nam được ông Nguyễn Văn Ngọc, Trạm trưởng Trạm 500kV Hiệp Hoà “khuyên” về Hà Nội làm việc và thoái thác trách nhiệm trả lời, vì “không được phép”.

Đề nghị xin được vào thực địa cũng không được ông chấp nhận. “Đơn vị này chỉ quản lý vận hành thôi, ngoài ra không có quyền gì hết. Nếu ngồi ở đây (phòng bảo vệ) nói chuyện, hay vào trong kia (văn phòng làm việc), sau này bọn tôi sẽ bị khiển trách” - vị này trần tình với phóng viên.

Tổng rà soát máy biến áp Trung Quốc

Sau sự cố, EVN đã yêu cầu Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) phải báo cáo tổng thể từ giai đoạn đầu tư, xây lắp, nghiệm thu, đóng điện đưa vào vận hành cho đến khi có sự cố.

Đặc biệt, Tổng Công ty này phải thống kê toàn bộ các máy biến áp 500kV do Trung Quốc sản xuất đang có mặt tại Việt Nam, bao gồm các máy đang vận hành trên lưới, các máy dự phòng, kể cả các máy đang chuẩn bị mua sắm mới đã ký hợp đồng. NPT cũng được yêu cầu đánh giá tổng quát về chất lượng của các máy biến áp Trung Quốc đang vận hành.

Đồng thời, chi tiết về kết quả xét thầu 2 máy biến áp tại Hiệp Hòa cũng được EVN yêu cầu làm rõ: Từ tổng mức đầu tư của dự án, hồ sơ dự thầu và các thông số chính của từng bản chào giá…

Đến thời điểm hiện tại cả hai máy biếp áp bị hỏng cũng chưa được “bổ” ra để khám nghiệm hoàn toàn. Vì vậy, dù nhiều đoàn kiểm tra đã được phái đến Hiệp Hòa nhưng kết quả “hội chẩn” đầy đủ nhằm có thể “bắt bệnh” chính xác cho máy vẫn đang để ngỏ. Và khi chưa ai dám chắc có thể sửa chữa, khôi phục vận hành bình thường hai máy này như trước sự cố thì EVN đã lựa chọn một giải pháp an toàn: điều chuyển một máy biến áp cũ từ Mỹ Tho ra thay thế. Dự kiến cuối tháng 6, NPT sẽ hoàn thành việc lắp đặt, thí nghiệm, nghiệm thu và đóng điện đưa vào vận hành.

Nếu so với việc dịch chuyển 2 máy hỏng ra vài chục mét đã mất “tròm trèm” 4 tỷ đồng thì chi phí cho việc điều chuyển hàng nghìn kilômét này chắc chắn là một con số “khủng”.

pháp luật vn

Các tin tức khác

>   Đại biểu chất vấn vụ “bầu” Kiên tại Quốc hội (12/06/2014)

>   Quốc Hội thấy "lo lắng về hệ thống pháp luật phức tạp" (12/06/2014)

>   Thanh tra Chính phủ: Không “nương” nội ngành (12/06/2014)

>   Trung Quốc tuồn nho, chanh, táo... nhiễm độc vào Việt Nam (12/06/2014)

>   “Canh bạc ăn vạ” của Trung Quốc (11/06/2014)

>   Liên hiệp quốc muốn hòa giải Việt - Trung về biển Đông (11/06/2014)

>   Khởi tố nguyên Phó Tổng Giám đốc Intimex (11/06/2014)

>   Đảo nhân tạo, “vũ khí mới” của Trung Quốc trên biển Đông (11/06/2014)

>   Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Anh em bị khớp nên đưa ra con số 34.000 tỉ đồng (11/06/2014)

>   Bầu Kiên xử xong, câu hỏi còn lại? (11/06/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật