Thứ Sáu, 20/06/2014 10:11

Kinh tế Mỹ phục hồi nhưng chưa vững chắc

Tình trạng bất ổn về chính sách tài chính Mỹ đã giảm, thị trường việc làm tiếp tục cải thiện, nhưng tăng trưởng chậm lại.

Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ mức dự báo tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong năm 2014 và khuyến nghị FED duy trì mức lãi suất thấp và tăng lương tối thiểu như những biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng.

Đồng đô la Mỹ vẫn mạnh và được ưa chuộng hơn cả trên thế giới so với các đồng tiền khác

Năm 2017 kinh tế Mỹ mới phát triển đầy đủ và mạnh mẽ

Theo báo cáo đánh giá hàng năm về tình hình kinh tế Mỹ công bố ngày 16/6, IMF hạ mức dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ trong năm 2014 xuống 2%, so với mức dự báo tăng 2,8% đưa ra hồi tháng 4 vừa qua. Nguyên nhân chủ yếu là do kết quả hoạt động của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong quý I/2014 yếu kém một cách bất ngờ. Mùa đông khắc nghiệt chưa từng có trong nhiều thập niên. IMF còn cho rằng mức tăng trưởng 2% của kinh tế Mỹ trong năm 2014 là dưới mức trung bình. Một trong các nguyên nhân là dân số Mỹ ngày càng già hơn, trong khi năng suất lao động tăng chậm hơn.

Báo cáo của IMF dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ năm 2015 là 3%. IMF nhận định phải tới cuối năm 2017 nền kinh tế Mỹ mới bước vào thời kỳ phát triển đầy đủ và mạnh mẽ, tạo ra đủ việc làm và tăng đáng kể mức lương.

Theo IMF, tỷ lệ thất nghiệp dài hạn ở Mỹ vẫn cao và khoảng 50 triệu người đang sống trong nghèo đói. IMF khuyến nghị chính quyền Mỹ tăng lương tối thiểu từ 7,25 USD/giờ hiện nay, thấp hơn 38% mức lương trung bình và thấp hơn hầu hết các tiêu chuẩn quốc tế.

IMF cũng hối thúc Mỹ tăng đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục và cải cách bộ luật thuế, trong đó có việc tăng thuế xăng dầu, phục hồi chương trình tín dụng thuế cho nghiên cứu và phát triển, áp dụng thuế đối với khí thải độc hại và hướng tới áp đặt thuế giá trị gia tăng liên bang.

Giới doanh nghiệp lớn vẫn lạc quan

Mặc dù những dự báo không mấy lạc quan của IMF, các chuyên gia kinh tế vẫn bày tỏ lạc quan về đà phục hồi vững chắc của nền kinh tế Mỹ. Ngày 17/6, hãng Reuters công bố kết quả thằm dò ý kiến đánh giá của 48 nhà kinh tế hàng đầu, đa số cho rằng đà phục hồi của nền kinh tế Mỹ vẫn khá vững chắc, mặc dù GDP trong 3 tháng đầu năm 2014 sa sút một cách đáng thất vọng (âm 1%,).

Thị trường lao động Mỹ đến tháng 5 năm nay tạo ra 8,7 triệu việc. Đó là dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ đang trên đà cải thiện. Dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2014, mỗi tháng thị trường tạo ra trung bình 234.000 việc làm mới. Tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2014 có thể giảm xuống 6,3% và đến năm 2015 sẽ giảm xuống 5,8%, so với thời kỳ thất nghiệp rơi tự do tới 10% trong thời kỳ đầu của suy thoái kinh tế.

Dự báo nền kinh tế Mỹ có thể đạt tăng trưởng 3,6% vào 6 tháng cuối năm 2014.

Tình hình kinh tế Mỹ hiện nay có thể cho phép Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục thu giảm dần quy mô gói cứu trợ thứ ba (QE-3). Giới quan sát cho rằng nhiều khả năng, tại cuộc họp cuộc họp chính sách hai ngày 17-18/6 của Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC), dưới sự chủ trì của bà Janet Yellen, Chủ tịch FED, cơ quan đóng vai trò như ngân hàng trung ương này sẽ tiếp tục cắt giảm gói cứu trợ QE-3 thêm 10 tỷ USD, từ 45 tỷ USD xuống 35 tỷ USD/tháng. Gói hỗ trợ này được tung ra từ tháng 9/2013 với mức ban đầu là 85 tỷ USD/tháng để mua lại các trái phiếu dài hạn liên quan tới thế chấp nhằm giữ cho lãi suất ở mức thấp để kích thích tín dụng và đầu tư.

Nửa cuối năm 2015 lãi suất của các khoản vay ngắn hạn ở mức thấp gần như bằng không áp dụng suốt từ tháng 12/2008 tới nay, có thể bắt đầu tăng từ mức 0% đến 0,25% hiện nay lên 0,5% và tỷ lệ lạm phát vẫn duy trì được ở mức 2,0%.

Iraq đẩy giá dầu tăng lên cao nhưng không tạo ra khủng hoảng

Cuộc họp của FED là nhân tố chi phối thị trường dầu mỏ. Trong phiên giao dịch 18/6, giá dầu tại thị trường châu Á biến động trái chiều. Chiều ngày 18/6, tại Singapore, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 7/2014 tăng 5 xu lên 106,41 USD/thùng; còn giá dầu Brent giao tháng 8/2014 giảm 34 xu xuống 113,11 USD/thùng.

Mặt khác, diễn biến tại Iraq cũng là một trong những thông tin tác động đến thị trường dầu mỏ. Sự gia tăng chiến sự tại quốc gia Trung Đông giàu dầu mỏ này gây lo ngại tăng lên trên các thị trường. Chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm qua đó đẩy giá dầu lên mức cao nhất trong gần 9 tháng qua.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng diễn biến mới tại Iraq sẽ không biến thành một cuộc khủng hoảng dầu mỏ quốc tế lớn. Giám đốc điều hành tập đoàn BP, Bob Dudley, đánh giá cuộc khủng hoảng chính trị tại miền tây bắc Iraq sẽ không ảnh hưởng đến khu vực phía Nam Iraq, nơi đặt hầu hết các cơ sở hạ tầng dầu mỏ của nước này.

Linh Hương

tổ quốc

Các tin tức khác

>   Dầu Brent vượt 115 USD/thùng, giá xăng lên cao nhất 11 tháng (20/06/2014)

>   Vàng tăng đột biến hơn 40 USD và vượt 1,300 USD/oz (20/06/2014)

>   EU hoãn ký hiệp định đối tác và hợp tác với Thái Lan (19/06/2014)

>   EU ngăn WTO ra phán quyết liên quan vụ kiện tụng của Nga (19/06/2014)

>   G20 vẫn đang hạn chế hơn là tự do hóa thương mại (19/06/2014)

>   Giải mã chính sách “tôi thách anh” của Trung Quốc (19/06/2014)

>   Nhật Bản: Thâm hụt thương mại trong tháng 5 giảm 8,3% (19/06/2014)

>   Tổng thống Obama qua mặt Quốc hội khi can thiệp quân sự vào Iraq (19/06/2014)

>   EU tăng kiểm soát hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố (19/06/2014)

>   Dầu WTI giảm sau tín hiệu thắt chặt tiền tệ nhanh hơn từ Fed, Brent tăng (19/06/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật