Chủ Nhật, 11/05/2014 08:13

Nốt trầm xuất khẩu gạo

Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) tiếp tục hạ chỉ tiêu xuất khẩu gạo dù giá gạo xuất khẩu "rẻ mạt” nhất thế giới. Cùng với đó, nghìn tỷ đồng được phát giác thất thoát tại thành viên của VFA…Đó là những diễn biến chính liên quan đến thị trường gạo xuất khẩu gạo Việt Nam.

Giá thấp vẫn ế

Dự báo trong tháng 5 gạo Việt Nam vẫn tiếp tục chịu áp lực lớn từ sự cạnh tranh của Thái Lan. Trong đó các loại gạo đồ cũng như các loại gạo trắng vẫn tiếp tục gặp khó khăn về giá và thị trường xuất khẩu. Khi mà nước bạn Thái Lan trở lại ghi điểm ở việc cung ứng gạo chất lượng kèm giá cạnh tranh trong các nguồn cung cấp gạo chính hiện nay. Chưa kể Ấn Độ cũng đang dẫn dắt lại thị trường xuất khẩu với mặt hàng gạo trắng. Hiện gạo Việt Nam được đánh giá "khó qua ải lớn”, điều này khiến giá gạo xuất khẩu chào bán bị đánh tụt xuống đáy, 375 USD tấn loại 25% tấm.

Dù giá gạo xuất khẩu giao dịch trong tháng 4 biến động ở 385-395 USD/tấn đối với loại 5% tấm. Nhưng mức giá này so với cùng kỳ năm 2013 cũng đã mất tới 27%. Như vậy, cùng với thời gian, giá gạo của Việt Nam ngày càng đi xuống, và xuống ở tất cả các thị trường xuất khẩu truyền thống như Châu Phi, Châu Mỹ, Cu Ba…

Với những diễn biến không mấy mát mẻ, VFA cũng chính thức thông báo hạ chỉ tiêu xuất khẩu gạo năm 2014 về mức 6,2 triệu tấn trong năm nay. Như vậy so với mục tiêu đặt ra đầu năm, số lượng xuất khẩu bị giật lùi 0,5 – 0,8 triệu tấn.

Cùng với giá đi xuống, lượng gạo xuất khẩu được theo các hợp đồng cũng giảm. Mặc dù tháng 4 được nhìn nhận là thời điểm nóng của xuất khẩu nhưng tháng 4 năm nay, việc xuất khẩu gạo đã không đạt kế hoạch đề ra là 700 ngàn tấn. Nhiều ý kiến nhìn nhận, đợt phá giá gạo về mức 437 USD/tấn để trúng hợp đồng cung ứng 800.000 tấn gạo cho Philipin bắt đầu từ tháng 5 này là một động thái cho thấy gạo Việt Nam đang ở trong cảnh bế tắc. Mà sâu xa là không phá giá thì không thể xuất khẩu, gạo càng tồn nhiều.

Các bạn hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay vẫn chỉ trông chờ vào Trung Quốc. Nhưng theo đánh giá, thị trường này không ổn định, gạo xuất khẩu chủ yếu qua đường tiểu ngạch. Do vậy, tính ổn định và bền vững không cao. Chưa kể, cách xuất khẩu qua tiểu ngạch này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, hợp đồng dễ bị hủy, giá dễ bị ép.

Năm 2014 được dự cảm là năm trầm cho xuất khẩu gạo Việt Nam. Việc giá gạo liên tiếp đi xuống, xuất khẩu không đạt mục tiêu cũng dần hiện ra những nốt trầm cho thị trường. Các thông tin này cũng đã ít nhiều tác động tới giá gạo nội địa. Nhiều người dân ở đồng bằng sông Cửu Long phản ánh họ được mùa lúa nhưng lại mất mùa gạo. Giá lúa mua tại ruộng là 4.500 đến 4.600 đồng/kg.

Nhà buôn tồi

Tình hình kinh tế thế giới tiếp tục chưa tìm thấy điểm bứt phá có thể tác động tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có mặt hàng gạo. Nhưng nếu phân tích kỹ, bên cạnh những thực tế khách quan, thì các tiểu thương của Việt Nam không thật sự xuất sắc. Xuất khẩu gạo thụt lùi vì các đầu mối làm hoạt động xuất nhập khẩu thiếu trách nhiệm. Mà theo nhìn nhận của chuyên gia ngành lúa gạo Nguyễn Đình Bích "nông dân giỏi và nhà buôn tồi”.

Nằm trong mạch diễn biến xuất khẩu gạo, hàng loạt vấn đề sai trái của thành viên VFA được lộ ra. Là tổng công ty lớn nhất nước về xuất khẩu gạo, nhận được nhiều ưu đãi từ nhà nước nhưng các công ty con của Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Lương thực Miền Nam lại thua lỗ triền miên. Hợp đồng xuất khẩu không chặt chẽ. Vinafood 2 đã thua lỗ đến hơn 1000 tỷ đồng khi thực hiện các hợp đồng xuất khẩu không chặt chẽ, mua bán ngược xuôi với giá cao thấp lẫn lộn.

Một căn bệnh kinh niên khó chữa liên quan đến hoạt động xuất khẩu gạo như đã phân tích ở trên là bán rẻ. Hàng năm, sản lượng lúa gạo tăng cao. Vụ thu hoạch lúa Đông – Xuân vừa qua chỉ ra người nông dân tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trúng mùa. Sản lượng cao khi năng suất bình quân đang được tính toán đạt khoảng 6,5 tấn/ha. Riêng tại An Giang, năng suất bình quân đạt 7,5 tấn/ha, Cần Thơ 7,1 tấn/ha. Song, nắm trong tay chìa khóa xuất khẩu, đi tìm thị trường, các doanh nghiệp xuất khẩu như Vinafood 2 luôn miệng kêu khó, giá thế giới xuống thấp. Đầu vào tăng, nhưng đầu ra yếu, đã khiến cho hoạt động tiêu thụ hàng nông sản – đặc biệt đối với mặt hàng gạo những năm qua liên tục bị ép giá bị ép.

Nhiều ý kiến cho rằng, năng lực của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo hiện nay vẫn còn yếu. TS Nguyễn Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long cũng nhấn mạnh với Đại Đoàn Kết, phải nội soi lại năng lực của doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Thúy Hằng

Đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   Tuần đầu tháng 5 xuất khẩu được 67 nghìn tấn gạo (10/05/2014)

>   Giá cao su giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm (09/05/2014)

>   VN mất 207 triệu USD vì giá xuất khẩu nông sản giảm (09/05/2014)

>   Những ẩn số của thị trường cà phê (09/05/2014)

>   'Một nền nông nghiệp... hàng xén' (08/05/2014)

>   Hoang mang khi Trung Quốc nhập mạnh gạo Việt Nam (08/05/2014)

>   VFA hạ chỉ tiêu xuất khẩu gạo (07/05/2014)

>   Xuất khẩu cá tra phải đăng ký với hiệp hội (07/05/2014)

>   Chuyển lúa sang trồng bắp: Vẫn mù mờ giải pháp đầu ra (06/05/2014)

>   GS Võ Tòng Xuân: Không có thương hiệu là thách thức lớn nhất với gạo Việt (05/05/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật