Thứ Năm, 22/05/2014 13:00

KQKD quý 1 ngành Dược: "Ông lớn” chững lại, "kẻ nhỏ” trỗi dậy

Kết quả kinh doanh quý 1/2014 được công bố của các doanh nghiệp Dược niêm yết cho thấy hầu như lợi nhuận của các "ông lớn” trong ngành đều đang chững lại hay thậm chí sụt giảm, và thay vào đó một vài doanh nghiệp có quy mô nhỏ trỗi dậy.

"Ông lớn” chững lại

Là "ông lớn”, Dược Hậu Giang (HOSE: DHG) luôn chiếm trên 50% tổng giá trị lợi nhuận ngành Dược niêm yết tạo ra. Quý 1/2014, Dược Hậu Giang tiếp tục chiếm vị trí độc tôn lợi nhuận khi lãi ròng đạt 118 tỷ đồng, chiếm 46% toàn ngành.

Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, lãi ròng DHG chỉ tăng trưởng 2%, ứng với giá trị hơn 2 tỷ đồng; quý 4/2013, lợi nhuận sau thuế của DHG cũng chỉ tăng trưởng 4%, ứng với 6 tỷ đồng so với quý 4/2012.

Nguyên nhân khiến lợi nhuận của doanh nghiệp gần như không tăng trưởng là do gánh nặng chi phí tài chính 15 tỷ đồng (trong khi cùng kỳ năm trước chỉ 700 triệu đồng) và chi phí bán hàng tăng 9%, ứng với giá trị tuyệt đối 13 tỷ đồng. Đặc biệt, khoản chi phí tài chính gần 15 tỷ đồng chỉ mới xuất hiện từ quý 4/2013, trong khi trung bình các quý trước khoản chi phí này chưa đến 1 tỷ đồng.

Hay Trapaco (HOSE: TRA), lãi ròng quý này chỉ ghi nhận có 19 tỷ đồng, giảm đến 44% so với cùng kỳ năm trước. Đối với TRA, doanh thu giảm mạnh 33% chỉ đạt 290 tỷ đồng là nguyên nhân chủ yếu kéo giảm lợi nhuận trong khi các loại chi phí đều giảm đáng kể. Theo giải trình của doanh nghiệp thì doanh thu giảm chính là do thay đổi chính sách bán hàng.

…"kẻ nhỏ” trỗi dậy

Những doanh nghiệp Dược nhỏ có quy mô vốn chưa đến trăm tỷ như DCL, DHT lại có bước tăng trưởng lợi nhuận khá ấn tượng qua quý đầu tiên của năm 2014.

Dược Cửu Long (HOSE: DCL) là doanh nghiệp có mức tăng trưởng lợi nhuận lớn nhất trong số các doanh nghiệp Dược niêm yết trên sàn khi ghi nhận lợi nhuận ròng 11.6 tỷ đồng, tăng trưởng 190% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý, doanh thu tăng 17%, giá vốn tăng 10% đã giúp lợi nhuận gộp tăng 32% so với quý 1/2014 và đạt 60.4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi phí lãi vay giảm 6 tỷ đồng là nhân tố không nhỏ giúp lãi ròng công ty đột biến.

Dược Hà Tây (HNX: DHT) không kém cạnh với khoản lợi nhuận gần 6 tỷ đồng, tăng 90% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này đạt được nhờ doanh thu trong quý tăng 27% đạt 213 tỷ đồng.

Hay một doanh nghiệp cỡ vừa như Dược phẩm OPC (HOSE: OPC) cũng có bước tăng trưởng lợi nhuận lên gấp rưỡi, quý 1 vừa qua doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 173 tỷ đồng, tăng trưởng 30%; đây là yếu tố chủ yếu giúp lợi nhuận đạt 23.6 tỷ đồng, tăng 54% so với quý 1/2013.

Bênh cạnh đó, các doanh nghiệp như Pharmedic (HNX: PMC), Vimedimex (HOSE: VMD), Domesco (HOSE: DMC) cùng tăng lợi nhuận trên 20%.

Tiền giảm, hàng tồn kho tăng

Xét đến hàng tồn kho, nếu so với cùng kỳ năm trước, tổng hàng tồn kho của 13 doanh nghiệp Dược trên sàn đã tăng gần 500 tỷ đồng; nếu so với thời điểm đầu năm thì lượng hàng tồn kho giảm gần 200 tỷ đồng.

Theo đó, MKV, DHG, DMC, PMC đều là các doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho tăng trên 30% so với cùng kỳ năm trước.

Về con số tuyệt đối, VMD là doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho khủng nhất trong số các doanh nghiệp Dược niêm yết trên sàn với 2,122 tỷ đồng, chiếm trên 40% tổng trị giá hàng tồn kho của ngành. So với quý 1/2013, con số hàng tồn kho của VMD đã tăng 8% ứng với 165 tỷ đồng.

VMD vốn là doanh nghiệp bán buôn chuyên xuất nhập khẩu và phân phối các sản phẩm ngành y dược cho nên trong cơ cấu tổng tài sản 5,202 tỷ đồng, riêng hàng tồn kho chiếm 42% và khoản phải thu ngắn hạn 52%.

Ngược lại, tiền và tương đương tiền của 13 doanh nghiệp dược niêm yết trên sàn lại giảm nhẹ 9% và tổng giá trị ở mức 1,072 tỷ đồng. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ông vua “tiền tươi” DHG. So với quý 1 năm trước thì tiền mặt của doanh nghiệp này đã giảm 42%, ứng với giá trị tuyệt đối hơn 300 tỷ đồng. Do vậy, nếu như quý 1/2013, tiền của Dược Hậu Giang chiếm gần 2/3 tổng tiền toàn ngành thì quý này tỷ trọng tiền của DHG chỉ còn chiếmchưa đến 50%.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Trần Việt

công lý

Các tin tức khác

>   TLG: Đính chính Nghị quyết và Biên bản ĐHĐCĐ thường niên năm tài chính 2013 (21/05/2014)

>   KDH: Điều lệ sửa đổi ngày 15/04/2014 trên website (21/05/2014)

>   PAN: Nghị quyết HĐQT ngày 20/05/2014 (21/05/2014)

>   BHS: Nghị quyết HĐQT số 09. 10. 63. 75 và 129 (21/05/2014)

>   NST: Nghị quyết HĐQT (21/05/2014)

>   NST: Nghị quyết Hội đồng quản trị (21/05/2014)

>   AMV: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014 (21/05/2014)

>   TCL: Ký hợp đồng với công ty kiểm toán (21/05/2014)

>   VTB: Giải thể công ty con VITEK VTB TP.HCM (21/05/2014)

>   PVL: Báo cáo tài chính năm 2013 (Công ty mẹ) (21/05/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật