Thứ Ba, 29/04/2014 15:30

Tồn kho lại tăng

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 4 ước tính tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.

Sản xuất công nghiệp vẫn khó khăn. Ảnh: Internet.

Tính chung 4 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,4%, cao hơn mức tăng 4,8% của cùng kỳ năm trước.

Như vậy, sản xuất công nghiệp vẫn chưa có nhiều khởi sắc so với năm 2013. Năm 2013 cũng ghi nhận việc chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp giảm từ 10,5% năm 2010 xuống 5,9% trong năm 2013.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đây là một mức giảm có tính báo động. Nó cho thấy khả năng tăng trưởng mạnh trong thời gian tới của nhóm ngành có sức lan tỏa mạnh nhất đối với nền kinh tế này là rất khó khăn.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 3-2014 tăng cao ở mức 14,9% so với tháng trước do tháng 2 có một số ngày nghỉ tết Nguyên đán và tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 3 tháng đầu năm, chỉ số tiêu thụ ngành này tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Thế nhưng, tại thời điểm 1-4-2014, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,9% so với cùng thời điểm năm 2013, cao hơn mức tăng 13,1% của cùng thời điểm năm trước và mức tăng 13,4% của cùng thời điểm tháng trước.

Tổng cục Thống kê nhận định: Điều này cho thấy sản xuất công nghiệp nhìn chung vẫn gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm.

Tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân 3 tháng đầu năm nay là 80,7%, trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao: Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu 174,2%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 145,7%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế 111%; sản xuất kim loại 103,4%.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chỉ số phát triển công nghiệp giảm sút, kéo theo tỷ lệ tồn kho tăng cao là nhu cầu nội địa đối với các sản phẩm bị thu hẹp, bắt nguồn từ nguyên nhân thu nhập khả dụng của dân cư suy giảm. Do tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn và cục nợ xấu khổng lồ vẫn còn treo lơ lửng trên đầu, các ngân hàng không có động lực để tăng tín dụng. Việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu cũng là nguyên nhân khiến cho tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp giảm.

Lương Bằng

hải quan

Các tin tức khác

>   CPI tháng 5 sẽ tăng nhẹ (29/04/2014)

>   Kinh tế Việt Nam đang phục hồi và sẽ phát triển ổn định (29/04/2014)

>   TS Trần Du Lịch: 'Kinh tế Việt Nam ốm không ra ốm, khỏe không ra khỏe' (29/04/2014)

>   “Điều lạ lùng” không xa lạ với kinh tế Việt Nam (28/04/2014)

>   Nợ công nguy cơ lên tới gần 100% GDP (28/04/2014)

>   “Chấp nhận trả giá để phục hồi ổn định vĩ mô” (28/04/2014)

>   Nền kinh tế thoát đáy! (28/04/2014)

>   Kinh tế Việt Nam khó đạt mục tiêu 2014 (26/04/2014)

>   Cải cách thể chế kinh tế: “Nói để làm” (25/04/2014)

>   Vì sao đình công gia tăng? (25/04/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật