Chủ Nhật, 20/04/2014 21:21

Sửa Luật Ngân sách: 5 năm chưa thể ra nghị trường

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa quyết định triệu tập kỳ họp Quốc hội thứ 7, khai mạc vào ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 24/6/2014 tại Hà Nội.

Văn phòng Quốc hội cho biết nội dung xây dựng luật, pháp lệnh tại kỳ họp này đã có một số điều chỉnh so với chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 đã được Quốc hội quyết định.

Kỳ họp Quốc hội thứ 7 khai mạc vào ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 24/6/2014 tại Hà Nội

Cụ thể, bổ sung trình Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Hộ tịch và thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

Nghị quyết về việc gia nhập Công ước về quyền lợi quốc tế đối với trang thiết bị di động và nghị định thư về các vấn đề cụ thể đối với trang thiết bị tàu bay cũng là nội dung mới được bổ sung.

Quốc hội cũng sẽ xem xét việc thi hành khoản 2 điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam, liên quan đến việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam của hàng triệu người Việt Nam ở nước ngoài.

Cũng theo thông tin từ Văn phòng Quốc hội, kỳ họp này sẽ chưa trình Quốc hội cho ý kiến hai dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) để có thêm thời gian cho việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự án luật.

Tại phiên họp 27 đang diễn ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã bố trí thời gian để cho ý kiến vào dự án Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi), song nội dung này đã không diễn ra.

Theo ý kiến của một số chuyên gia, sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước là việc làm rất khó với nhiều điểm không dễ đạt được sự đồng thuận ngay từ quá trình khởi thảo. Đặc biệt là không có nhiều dư địa để đổi mới cơ chế phân cấp ngân sách Trung ương - địa phương.

Như vậy, dù từng được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh từ năm 2009, qua nhiều lần xin lùi, hoãn, đến nay qua 5 năm dự án Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) vẫn chưa thể ra nghị trường.

Tuy nhiên, đây cũng không phải là trường hợp cá biệt. Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh được trình tại kỳ họp thứ bày này cũng từng được Quốc hội yêu cầu sớm ban hàng từ 5 năm trước.

Với trọng tâm là công tác xây dựng pháp luật, kỳ họp thứ bảy Quốc hội sẽ thông qua 10 dự án luật, 3 nghị quyết và cho ý kiến vào 17 dự án luật khác. Trong số đó có các dự án luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).

Bên cạnh các phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, chất vấn và trả lời chất vấn như thường lệ, Quốc hội cũng sẽ dành thời gian để sửa nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

Theo nghị trình được gửi xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội thì nội dung này sẽ được thông qua vào phiên bế mạc kỳ họp, có truyền hình trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi.

Nguyễn Lê

vneconomy

Các tin tức khác

>   Phở 24 và Y khoa Hoàn Mỹ bị truy thu thuế hơn 100 tỷ đồng (18/04/2014)

>   Chính phủ chi ngân sách “vượt rào”? (17/04/2014)

>   TPHCM: Truy thu và phạt hơn 1.000 tỷ đồng tiền thuế (16/04/2014)

>   Tổng thời gian gia hạn nộp thuế không được quá 1 năm (15/04/2014)

>   Việt Nam đang trả lãi bao nhiêu tỷ USD/năm cho nợ công? (14/04/2014)

>   Nhìn nhận kết quả thu-chi ngân sách quý I (14/04/2014)

>   Chiêu “né” thuế tại Phở 24 và Y khoa Hoàn Mỹ (12/04/2014)

>   Rối với thuế GTGT, vì đâu? (11/04/2014)

>   Triển khai rộng hoàn VAT cho người nước ngoài (08/04/2014)

>   Áp thuế 10% nước ngọt có ga không cồn: Lợi bất cập hại? (06/04/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật