Những gì chờ đợi ngân hàng sau chỉ số đòn bẩy
Tỷ số đòn bẩy mạnh hơn được các cơ quan chức năng Mỹ phê chuẩn hôm 8/4 là một bộ phận quan trọng trong các quy tắc tiêu chuẩn ngân hàng quốc tế Basel III, hiện vẫn cho phép các ngân hàng lớn rất nhiều tính linh hoạt và khả năng thao tác dữ liệu.
Tuy nhiên, nó không phải là vùng đệm cuối cùng cho các ngân hàng lớn trong hệ thống ngân hàng thế giới.
Tiêu chí của Basel III được nhìn nhận gây khó khăn cho cả hệ thống ngân hàng các nước phát triển
|
Các quy chuẩn đối với Basel III
Vẫn còn cần nhiều quy chuẩn đối với Basel mà Ủy ban giám sát ngân hàng Basel dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay. Do vậy, những quy tắc chưa được quyết định này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược kinh doanh của các ngân hàng và cũng ảnh hưởng đến cách họ tăng cường kiểm toán và tuân thủ quy định trong nhiều năm tới.
Hai bộ quy chuẩn nổi bật là: tiêu chuẩn thanh khoản và các khoản phụ phí tổ chức tài chính quan trọng. Tiêu chuẩn thanh khoản được chia thành các bộ đệm ngắn hạn và dài hạn để đảm bảo rằng các ngân hàng luôn bảo đảm thanh khoản.
Cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu chỉ như một cuộc khủng hoảng về tín dụng, nhưng khi hoảng loạn xảy ra, nó nhanh chóng trở thành một cuộc khủng hoảng thanh khoản.
Mục đích chính của tiêu chuẩn thanh khoản - tỷ số bảo hiểm thanh khoản - là để chứng minh cho cơ quan quản lý ngân hàng và thị trường rằng, các ngân hàng lớn có thể tồn tại ít nhất một tháng trong thời kỳ căng thẳng tín dụng mà không cần sự hỗ trợ của chính phủ.
Tại Mỹ, tỷ số đòn bẩy đề xuất mức nghiêm ngặt hơn so với Basel I hoàn thành vào tháng 1/2013 do các ngân hàng bị quy định nghiêm ngặt hơn đối với tài sản có tính thanh khoản chất lượng cao (high-quality liquid assets).
Ví dụ, ở Mỹ, không giống như ở châu Âu, các ngân hàng có thể không được tính trái phiếu đô thị là tài sản có tính thanh khoản cao. Các ngân hàng lớn của Mỹ sẽ chỉ có thể phải dựa vào tiền mặt, trái phiếu chất lượng tín dụng cao (high credit quality bonds) và vàng để đáp ứng các yêu cầu khắt khe hơn.
Trong tháng 1 vừa rồi, Ủy ban giám sát ngân hàng Basel mới đề xuất về các tiêu chuẩn thanh khoản dài hạn, tỷ lệ tài trợ ổn định thuần (net stability funding ratio). Vì vậy nó có thể sẽ không đưa vào áp dụng ở Mỹ cho đến mùa Thu năm nay. Mục đích của tỷ số này là để đảm bảo rằng các ngân hàng dựa ít hơn vào nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn.
Thời gian góp ý cho quy tắc này kết thúc vào ngày 11/4 vừa qua. Ông Daniel K. Tarullo là người nhiệt tình ủng hộ tiêu chuẩn này vì ông là một quan chức tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), từ lâu đã ủng hộ việc ngân hàng bớt dựa vào các nguồn vốn ngắn hạn.
Những quan ngại đối với việc thực hiện Basel III
Đã có nhiều ngân hàng ở châu Âu và Mỹ đã bày tỏ mối quan tâm khi cho rằng, tỷ lệ tài trợ ổn định thuần có thể làm cho các ngân hàng này khó khăn hơn khi họ tham gia vào thị trường repo - một kênh vay tiền quan trọng của ngân hàng.
Các ngân hàng lớn toàn cầu cũng phải đối mặt với vấn đề vốn đệm (vốn dự trữ - capital buffer) - phụ phí tổ chức tài chính quan trọng của hệ thống. Hướng dẫn Basel đã được giới thiệu mùa hè năm ngoái, nhưng vẫn chưa được hoàn tất. Theo đó, tỷ lệ vốn đệm dự trữ sẽ nằm trong khoảng 1-2,5% tài sản rủi ro, tùy thuộc vào quy mô của ngân hàng, sự liên kết trong khu vực tài chính và sự phức tạp của giao dịch.
Tại Mỹ, phí sẽ thích hợp áp dụng đối với JPMorgan Chase, Bank of America, Citigroup, Goldman Sachs, Morgan Stanley, Wells Fargo, State Street và Bank of New York Mellon.
Nếu các vốn đệm khác nhau chưa đủ thách thức cho các nhà quản lý rủi ro ngân hàng, còn có rất nhiều chỉ dẫn còn lại sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến các biện pháp bảo đảm an toàn ngân hàng và các danh mục đầu tư phái sinh. Mùa hè năm ngoái , Ủy ban Basel đã đề xuất rằng, các ngân hàng cần cải thiện cách mà họ đo lường rủi ro tín dụng của các khoản đầu tư phái sinh.
Tùy thuộc vào việc các NHTM giao dịch trực tiếp với một đối tác hoặc thông qua đối tác khác, ngân hàng sẽ phải phân phối nguồn vốn cho các mức độ rủi ro đối tác. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã chứng minh nhu cầu thêm vốn và tài sản thế chấp của các ngân hàng và trong các giao dịch phái sinh.
Với các đạo luật hay quy chế khác như: Đạo luật Dodd - Frank của Mỹ hoặc Quy chế cơ sở hạ tầng thị trường của châu Âu, các quy tắc Basel đang khiến cho nhiều ngân hàng phải thận trọng đối với những rủi ro trong giao dịch phái sinh.
Một chỉ thị khác cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể các ngân hàng Mỹ sẽ được đề xuất vào tháng 12 tới để đo lường mức độ rủi ro gây ra bởi cổ phiếu, cho dù là chúng giao dịch tại ngân hàng hoặc sổ giao dịch. Khi các ngân hàng đưa các giao dịch vào sổ giao dịch, thì vốn cho rủi ro tín dụng sẽ ít hơn.
Cho rằng các ngân hàng Mỹ đã ngày càng tái gia nhập thị trường chứng khoán trong hai năm qua, các quy định mới được đề xuất sẽ yêu cầu các ngân hàng phân bổ vốn cho danh mục đầu tư chứng khoán của họ dựa trên mức độ tín dụng, thị trường và rủi ro hoạt động do các công cụ khác nhau gây ra.
Một trong những phần quan trọng nhất và ít được thảo luận nhất của Basel III là Trụ cột III. Trong đó, bao gồm nội dung hướng dẫn công bố thông tin cho các ngân hàng với mục tiêu tăng cường kỷ luật thị trường.
Cả Sheila Bair - cựu Chủ tịch của Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ và Phó chủ tịch hiện tại của FDIC, Thomas Hoenig đều nhấn mạnh tầm quan trọng tính minh bạch ngân hàng tại một hội nghị chuyên đề ở Boston tuần trước. Ủy ban Basel sẽ công bố hướng dẫn về tăng cường Trụ cột III vào đầu mùa Hè này.
Tuy vậy, chỉ khi các ngân hàng đang thực sự buộc phải minh bạch về rủi ro mà họ đang đối mặt, đặc biệt là về những tài sản không nằm trong bảng cân đối sổ sách như các giao dịch phái sinh hoặc repo, thì không có quy định Basel nào có thể giúp công chúng xác định được mức độ tín dụng, thị trường, tính thanh khoản và mức độ rủi ro của các ngân hàng đó.
Basel III là một bộ quy tắc chuẩn quốc tế với những quy định nghiêm ngặt hơn dành cho các ngân hàng được Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel ban hành ngày 12/9/2010.
Basel III yêu cầu vốn chủ sở hữu (vốn cấp 1) của các ngân hàng phải nâng từ 4% lên 6%. Trong 6% vốn cấp 1 đó, 4,5% phải là vốn của các cổ đông phổ thông. Thời hạn để thực hiện riêng quy định này là ngày 1/1/2015.
Thỏa thuận Basel III là viên gạch nền móng của nỗ lực từ các nhà điều hành quốc tế theo sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2009, nhằm đảm bảo rằng hệ thống ngân hàng toàn cầu sẽ vững chắc hơn.
|
Vũ Anh Tuấn (Theo NYTimes)
Thời báo ngân hàng
|