Chủ Nhật, 20/04/2014 09:32

MaritimeBank xin nhận sáp nhập MekongBank, mở công ty tài chính

Ngoài đề cập chính thức việc nhận sáp nhập Ngân hàng Mekong (MDB), Phó chủ tịch Đào Trọng Khanh cũng hé lộ khả năng lập công ty tài chính chuyên biệt để phát triển cho vay tiêu dùng.

Kế hoạch nhận sáp nhập Ngân hàng Phát triển Mekong (MDB) chính thức được ông Đào Trọng Khanh - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Hàng Hải (MaritimeBank -MSB) tại cuộc họp thường niên sáng 19/4. Ông Khanh cho biết, tại tài liệu chuẩn bị công bố cách đây nửa tháng, đơn vị này chưa nêu chi tiết danh tính ngân hàng đối tác do đang chờ Ngân hàng Nhà nước phê duyệt về mặt chủ trương. Đến nay, thương vụ sáp nhập với MDB tạm thời đã xong giai đoạn 1 (tìm hiểu, lên kế hoạch, xin chủ trương của Ngân hàng Nhà nước). Ngân hàng đang trình cơ quan quản lý để xin chấp thuận đề án về mặt nguyên tắc.

Theo ông Khanh, MaritimeBank hiểu rõ MDB bởi đã tham gia đầu tư từ lâu trong 3-4 năm qua. MDB tiền thân là ngân hàng Mỹ Xuyên, tập trung chủ yếu vào khu vực Đồng bằng Sông cửu long nơi mà MaritimeBank không mạnh về mạng lưới và nguồn khách hàng. Hiện MaritimeBank đang sở hữu hơn 10% vốn tại MDB.

Nếu sáp nhập thành công, ngân hàng sau sáp nhập có vốn điều lệ gần 11.800 tỷ đồng (bằng tổng vốn điều lệ hiện tại của MaritimeBank 8.000 tỷ đồng và Ngân hàng Mekong - MDB 3.750 tỷ đồng), với tổng tài sản khoảng 113.000 tỷ đồng.

Quang cảnh Đại hội đồng Cổ đông thường niên của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Ngoài xin nhận sáp nhập với MDB, lãnh đạo MaritimeBank cũng xin cổ đông ủy quyền để thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết. Ông Đào Trọng Khanh giải thích thêm, việc này có thể tạo điều kiện cho MartimeBank thành lập hoặc mua lại công ty tài chính để phát triển mảng cho vay tiêu dùng một cách chuyên biệt.

Dự kiến, năm 2013 và 2014, MaritimeBank sẽ không chia cổ tức. Tại đại hội, nhiều cổ đông bày tỏ mong muốn nên trích 5% lợi nhuận để chi trả, bù đắp những thiệt thòi về giá cổ phiếu không tốt trong năm 2013.

Năm 2013, nếu tính riêng tín dụng cho nền kinh tế, chỉ tiêu này tại MaritimeBank tăng trưởng âm 5%. Tuy nhiên, tại Đại hội cổ đông thường niên 2014, Tổng giám đốc Atul Malik vẫn cho biết mục tiêu tín dụng năm 2014 là 12,6%. Tuy nhiên, chỉ tiêu này đã gộp cả tăng trưởng từ các cam kết bảo lãnh và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

Báo cáo trước các cổ đông, lãnh đạo MaritimeBank cho biết năm 2013 lãi sau thuế gần 340 tỷ đồng. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị vẫn thống nhất dự kiến không chia cổ tức năm 2013 do lợi nhuận không đạt như kỳ vọng ban đầu. Lý giải thêm, đại diện HĐQT cho biết ngân hàng đã cơ cấu nợ, chuyển nhóm nợ, thoái lãi dự thu và dừng thu lãi của một số khách hàng cho vay, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp thuộc hai nhóm bất động sản và vận tải biển.

Dự kiến năm 2014, MaritimeBank mục tiêu tăng 4,5% tổng tài sản, dư nợ tín dụng tăng 12,6% (tính cả cam kết bảo lãnh, trái phiếu doanh nghiệp). Tuy nhiên, ngân hàng này lại chỉ đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế khiêm tốn 265 tỷ đồng (bằng 66% so với năm 2013).

Thanh Thanh Lan

tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   KDC: Nhắc nhở chậm cônng bố thông tin phát hành ESOP (18/04/2014)

>   QNS: Phát hành hơn 19 triệu cp trả cổ tức (18/04/2014)

>   DTL: Báo cáo kết quả chào bán cổ phiếu ra công chúng (17/04/2014)

>   FCN: 23/04 GDKHQ nhận cổ tức 2013 bằng cổ phiếu tỷ lệ 10:1 (17/04/2014)

>   PGBank khó thành ngân hàng con của Vietinbank (16/04/2014)

>   KDC: Phát hành 6.5 triệu cp ESOP giá 18,000 đồng/cp (16/04/2014)

>   CTS: Bán 1.29 triệu cp quỹ giá 10,000 đồng (16/04/2014)

>   AGPPS chỉ bán được 1,9 triệu cổ phiếu ưu đãi cho nông dân (15/04/2014)

>   HPG sẽ phát hành gần 63 triệu cp trả cổ tức 2013 (15/04/2014)

>   FCN: Sắp phát hành gần 6 triệu cp ESOP và trả cổ tức (16/04/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật