Kinh tế châu Á vẫn như "cánh buồm không no gió"
Ngày 10-4, Ngân hàng HSBC công bố bản báo cáo nghiên cứu về triển vọng thị trường châu Á quý II-2014, với nhận định châu Á đang bước vào quý II - 2014 với một cánh buồm không no gió.
Kết quả nghiên cứu của HSBC cho thấy, với tình hình các nền kinh tế châu Á đang ngày càng mất đà tăng trưởng trong quý đầu năm 2014, hiện tại là thời điểm để điều chỉnh. Xuất khẩu đang không còn hỗ trợ chất kích thích thông thường trong khi tín dụng cũng đang bắt đầu chậm lại. Chỉ có một cuộc cải cách về mặt cấu trúc mới có thể đưa châu Á quay trở lại đà tăng trưởng nhanh và bền vững.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chắc chắn là một trở ngại chính yếu, nhưng châu Á đã kiểm soát để tiếp tục tiến tới một cách khá dễ dàng. Tuy nhiên, sau đó bộ máy dần trở nên mệt mỏi. Xuất khẩu đã không khôi phục với tốc độ như trước đây, người tiêu dùng ngày càng trở nên ngập ngừng, và hoạt động đầu tư dần chậm lại.
Theo HSBC, điều cần thiết hiện nay là một liều thuốc cải cách để thúc đẩy năng suất và cung cấp năng lượng nâng cao tinh thần. Trong quá trình đó, Trung Quốc không phải là trường hợp cá biệt. Nhật Bản cũng cần được cải cách một cách nghiêm túc. Chính phủ mới của Ấn Độ cũng sẽ phải đối mặt với một số quyết định khó khăn, và các quan chức các nước ASEAN cũng cần khẩn trương tìm ra chiến lược tăng trưởng mới.
Bên cạnh những khó khăn vẫn còn đó một số thuận lợi, như: với lãi suất thấp trên toàn cầu và lạm phát được kiểm soát tốt, một sự đình trệ hoàn toàn có thể không xảy ra. Nhưng điều đó không nên là điều các quan chức châu Á ỷ lại để không xây dựng một kế hoạch điều chỉnh toàn diện.
Các nước phương Tây đang dần hồi phục nhưng rất chậm. Và các chuyến tàu xuất hàng từ châu Á đã không nhận được sự thúc đẩy như thông thường. Có một vài lý do giải thích cho điều này bao gồm sự suy giảm năng lực cạnh tranh; và quá trình chuyển đổi kết cấu nhu cầu ở các thị trường đã phát triển đã thoát khỏi nhập khẩu.
Chính vì vậy, năm nay kinh tế châu Á được khởi đầu với một kết quả khá yếu ớt. Hầu hết các dữ liệu đều cho thấy mức độ tăng trưởng khá mờ nhạt. Ở Trung Quốc, nền kinh tế vẫn chưa lấy lại đà phát triển như trước đây từ sau thời kỳ Tết Nguyên đán khá yên ắng. Ở Nhật Bản, sự gia tăng chi tiêu dự kiến trong thời gian chuẩn bị để tăng thuế bán hàng trong quý này lại diễn ra không như dự kiến. Ở những nơi khác, xuất khẩu không thể tăng mạnh, đè nặng lên tâm lý thị trường và sản xuất.
Với một vài ngoại lệ như trường hợp của New Zealand đang trên đà xuất khẩu sữa khá tốt, còn các nước châu Á khác tăng trưởng vẫn còn chậm, có khi còn tụt hậu thêm so với những tháng trước đây.
Trung Quốc duy trì những công cụ mạnh mẽ để đưa đất nước tiếp tục tăng trưởng. Chính vì vậy, ông Qu Hongbin, chuyên gia kinh tế của HSBC về Trung Quốc tin tưởng rằng với những chính sách điều chỉnh hợp lý, Chính phủ sẽ cố gắng đưa tăng trưởng đạt mức 7,4% cho cả năm 2014. Điều này biểu thị tốc độ hoạt động sẽ lại phục hồi trong nửa sau năm 2014.
Tương tự, ở Ấn Độ mọi thứ cũng không quá xấu như lúc đầu. Sau khi tăng trưởng chậm đáng kể vào cuối năm ngoái, chỉ số PMI trong những tháng gần đây đã cho thấy hoạt động sản xuất có sự gia tăng ổn định. Dĩ nhiên, đa phần sẽ phụ thuộc vào Chính phủ mới và khả năng quản lý thông qua các cuộc cải cách về mặt cơ cấu.
Ở Nhật Bản, sau một thời gian yên ắng tạm thời trong quý II do việc tăng thuế bán hàng, tăng trưởng cũng sẽ phục hồi trong nửa sau của năm. Cũng tương tự, như Izumi Devalier giải thích, cần có một cú hích thuyết phục về các cuộc cải cách kinh tế để thúc đẩy đầu tư của các công ty và hỗ trợ cho những thành tích xuất hiện.
Trong khi đó, ở Úc, mặc dù có một sự điều chỉnh khó khăn sau sự bùng nổ chưa từng có trong đầu tư khai thác mỏ, có dấu hiệu cho thấy sự tái cân bằng nền kinh tế cũng đang diễn ra. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cũng có thể đã ở cuối chu kỳ nới lỏng của mình.
Đối với các nền kinh tế nhỏ hơn trong khu vực, bức tranh còn khá lộn xộn. Xuất khẩu có thể không mạnh như đã từng kỳ vọng nhưng tăng trưởng chung vẫn được các mức lãi suất thấp hỗ trợ. Lạm phát không phải là một nguy cơ trong thời điểm hiện tại, cho dù ở châu Á hay ở nơi khác, tăng trưởng tín dụng như vậy sẽ tiếp tục hỗ trợ nhu cầu trong nước./.
Lê Thu
Hải quan
|