Thứ Sáu, 25/04/2014 16:01

Khả năng tiếp cận thị trường EU còn hạn chế!

Sáng nay (25/4), tại TP.HCM đã diễn ra hội thảo “Hỗ trợ DN tìm hiểu quá trình phân phối và nhu cầu thị trường EU”. Hội thảo do Dự án EU – MUTRAP phối hợp với Vụ thị trường châu Âu (Bộ Công Thương) tổ chức.

Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về nhãn mác, đóng gói… là cách tiếp cận người tiêu dùng EU.

Ông Nguyễn Đức Thương - Phó Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Âu cho biết, Liên minh châu Âu- EU luôn là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Những năm qua dù khủng hoảng kinh tế diễn ra nhưng quan hệ thương mại hai chiều Việt Nam- EU vẫn tăng trưởng tích cực. Từ năm 2012, UE đã vượt qua Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang EU đạt 33,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2012; trong đó Việt Nam xuất khẩu qua EU đạt 24,3 tỷ USD và nhập về từ EU 9,4 tỷ USD.

Tuy nhiên thời gian qua, khả năng tiếp cận thị trường EU của DN Việt Nam vẫn còn hạn chế và chủ yếu lượng xuất khẩu vẫn phụ thuộc phần lớn vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Để tiếp cận thị trường EU, ông Nguyễn Đức Thương cho rằng, DN phải tìm hiểu kỹ quá trình phân phối, nhu cầu của EU và có hướng đưa sản phẩm sao cho phù hợp.

Đồng quan điểm, ông Claudio Dordi - Trưởng nhóm tư vấn kỹ thuật Dự án Dự án EU-MUTRAP cho biết, để hàng hóa có thể bán tại thị trường EU, các DN Việt Nam cần tìm hiểu rõ Luật thực phẩm của EU, quy định về việc dán nhãn mác, cách đóng gói cũng như các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chẳng hạn tại thị trường Hà Lan, người tiêu dùng thường có thói quen mua sắm nông sản trong siêu thị. Do đó, muốn bán được hàng thì DN cần tiếp cận kênh phân phối này và đáp ứng các yêu cầu mà họ đưa ra.

Dưới góc độ một nhà phân phối hàng đầu tại Đức, đại diện Tập đoàn METRO chia sẻ, để hàng nông sản tiêu thụ thuận lợi tại EU, Việt Nam nên hiện đại hóa nền nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của các thành phần trong chuỗi cung ứng bền vững nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn.

Cũng theo vị này, năm 2013, Metro đã mua trực tiếp từ các nhà cung cấp các sản phẩm nông nghiệp trong nước với tổng trị giá hơn 6 triệu USD để cung cấp cho hệ thống siêu thị của hãng trên toàn cầu. Dự kiến năm 2014, con số này sẽ được nâng lên là 12 triệu USD.

Tương tự, ông Valentin Trần- Giám đốc thu mua toàn cầu của Big C- cho biết, đặc thù của thị trường Pháp là người tiêu dùng rất chú trọng đến giá cả của sản phẩm nhưng họ vẫn có yêu cầu cao về chất lượng, dịch vụ, đặc biệt là tiêu chí thân thiện với môi trường. Do đó, để chinh phục thị trường này DN Việt Nam cần phát triển hơn về thiết kế bao bì, đóng gói sản phẩm và sẵn sàng tổ chức các chuyến tham quan nhà máy cho đối tác nhập khẩu khi họ yêu cầu.

Cũng theo ông Valentin Trần, trong năm 2013, thông qua Big C, đã có nhiều hàng hóa Việt Nam được xuất sang các chi nhánh của Tập đoàn Casino trên thế giới, trị giá khoảng 20 triệu USD, bao gồm các mặt hàng dệt may, sản phẩm nội thất làm bằng tre, các mặt hàng thực phẩm khô…

Thùy Dương

công thương

Các tin tức khác

>   Việt Nam thành thị trường “nóng” nhất của Apple (25/04/2014)

>   Chống thất thu thuế ở casino, khách sạn (25/04/2014)

>   Gần 354 tỉ đồng xây dựng cảng hành khách quốc tế Phú Quốc (25/04/2014)

>   TP.HCM đề xuất lộ trình tăng giá nước (25/04/2014)

>   Doanh nghiệp vướng nhập khẩu thép (25/04/2014)

>   Có công ty 90% hàng nhập khẩu là hàng giả (25/04/2014)

>   TPHCM muốn xây kho dự trữ muối quốc gia (24/04/2014)

>   Nhật chi 10 triệu USD xây công ty hóa chất tại Đồng Nai (24/04/2014)

>   TPHCM: Xuất khẩu có xu hướng tăng (24/04/2014)

>   Tập đoàn của Việt kiều ở Lào mở rộng đầu tư ra nước ngoài (24/04/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật