Thứ Tư, 02/04/2014 14:08

Fed đang “làm trò” với nâng lãi suất?

Thời hạn nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không ngừng biến chuyển từ “giữa năm 2013”, “cuối năm 2014”, “giữa năm 2015” và mới đây nhất là “đầu năm 2015”.

* Fed bất ngờ phát tín hiệu nâng lãi suất đầu năm 2015, cắt QE3 bớt 10 tỷ USD lần thứ 3 liên tiếp

Nguồn: MarketWatch

Một lần nữa tại cuộc họp gần đây nhất, Ủy ban thiết lập chính sách của Fed (FOMC) đã điều chỉnh “định hướng chính sách”, một công cụ nhằm hạ thấp lãi suất dài hạn thông qua cam kết duy trì lãi suất ngắn hạn ở mức thấp trong một thời gian dài.

Kể từ khủng hoảng tài chính đến nay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã 7 lần thay đổi “định hướng chính sách” và kết quả của tất cả những lần điều chỉnh này là ngân hàng trung ương đã xóa bỏ hoàn toàn hai mục tiêu quan trọng để nâng lãi suất gồm tỷ lệ thất nghiệp 6.5% và lạm phát 2.5%.

Theo đó, thời hạn nâng lãi suất cũng không ngừng biến chuyển từ “giữa năm 2013”, “cuối năm 2014”, “giữa năm 2015” và mới đây nhất là “đầu năm 2015”. Sau đây là thống kê của MarketWatch về 7 lần thay đổi này cũng như nguyên nhân đằng sau mỗi động thái của Fed.

Ngày 16/12/2008: Lần đầu tiên

Thông báo của Fed: “Fed sẽ triển khai mọi công cụ sẵn có để củng cố đà tăng trưởng bền vững của nền kinh tế và duy trì sự ổn định về giá. Cụ thể, FOMC tiên đoán các điều kiện kinh tế yếu kém có thể cho phép duy trì lãi suất ở mức siêu thấp thêm một thời gian nữa”.

Lý do điều chỉnh: Fed đang trong tình trạng khủng hoảng toàn diện và đã cắt giảm lãi suất về sát 0%. Nội dung cuộc họp được Fed công bố trong tháng trước không tập trung quá nhiều vào cam kết này.

Ngày 09/08/2011: Thêm mốc thời gian cụ thể

Thông báo của Fed: “Trong thời điểm hiện tại, FOMC tiên đoán các điều kiện kinh tế – bao gồm tỷ lệ sử dụng tài nguyên chưa cao và triển vọng lạm phát trung hạn vẫn còn thấp – có thể cho phép giữ nguyên lãi suất siêu thấp đến giữa năm 2013.

Lý do điều chỉnh: Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn bấp bênh, Fed cam kết duy trì chi phí vay mượn ở mức thấp. Ngân hàng trung ương cũng cho biết đà tăng trưởng đã diễn ra chậm hơn so với kỳ vọng và tốc độ mở rộng ảm đạm sẽ kéo dài. Lần đầu tiên trong gần 20 năm, tại một cuộc họp chính sách có tới 3 quan chức phản đối quyết định của Fed.

Ngày 25/01/2012: Đẩy lùi thời hạn nâng lãi suất

Thông báo của Fed: “Hôm nay, FOMC quyết định duy trì lãi suất ở mức từ 0-0.25% và tiên đoán rằng các điều kiện kinh tế – bao gồm tỷ lệ sử dụng tài nguyên chưa cao và triển vọng lạm phát vẫn còn thấp trong trung hạn – có thể cho phép giữ nguyên lãi suất siêu thấp ít nhất cho đến cuối năm 2014”.

Lý do điều chỉnh: Tính đến tháng 1/2012, bức tranh nền kinh tế vẫn chưa thực sự khả quan hơn. Lần đầu tiên, Fed chính thức công bố ra thị trường lịch trình cho lần nâng lãi suất đầu tiên. Vì hầu hết các quan chức Fed đều dự báo lần nâng lãi suất đầu tiên sẽ diễn ra trong năm 2014 nên đã xuất hiện thêm cụm từ “cuối 2014”.

Ngày 13/09/2012: Fed cho biết lãi suất sẽ duy trì ở mức siêu thấp thậm chí khi đà phục hồi tăng tốc và tiếp tục đẩy lùi thời hạn nâng lãi suất đến giữa 2015

Thông báo của Fed: “Hôm nay, FOMC quyết định duy trì lãi suất ở mức từ 0-0.25% và tiên đoán rằng mức lãi suất siêu thấp này có thể được giữ nguyên ít nhất cho đến giữa năm 2015”.

Lý do điều chỉnh: Đối mặt với triển vọng lạm phát vẫn còn yếu ớt, Fed bắt đầu chương trình mua tài sản thứ 3 bằng việc mua vào một lượng lớn trái phiếu thế chấp và cho biết sẽ tiếp tục hoạt động này cho đến khi thị trường lao động đạt được sự cải thiện đáng kể. Ngân hàng trung ương cũng tiếp tục cam kết duy trì lãi suất ở mức thấp trong một thời gian dài hơn.

Ngày 12/12/2012: Đổi mục tiêu tỷ lệ thất nghiệp sang 6.5%

Thông báo của Fed: “FOMC quyết định duy trì lãi suất ở mức từ 0-0.25% và tiên đoán rằng mức lãi suất siêu thấp này sẽ còn hợp lý ít nhất cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn trên 6.5%, lạm phát trong 1-2 năm tới được dự báo không cao hơn 0.5% so mục tiêu dài hạn 2% của FOMC và kỳ vọng lạm phát dài hạn sẽ tiếp tục được kiểm soát tốt”.

Lý do điều chỉnh: Tin chắc rằng Fed không thể đáp ứng được mục tiêu về số lượng việc làm tối đa, Chủ tịch Fed khu vực Chicago – Charles Evans – thuyết phục các đồng nghiệp rằng Fed nên xem hoạt động tạo công ăn việc làm là mục tiêu chính của mình. Tỷ lệ thất nghiệp tại thời điểm tháng 11/2012 là 7.7%.

Ngày 18/12/2013: Fed quyết định không có động thái nào cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp giảm sâu xuống dưới 6.5%

Thông báo của Fed: “Dựa trên đánh giá của mình về các nhân tố này, FOMC tiếp tục tiên đoán rằng sẽ hợp lý khi duy trì lãi suất siêu thấp thêm một thời gian dài sau khi chương trình mua tài sản kết thúc, đặc biệt là nếu lạm phát ước tính tiếp tục thấp hơn mục tiêu dài hạn 2% và miễn là kỳ vọng lạm phát dài hạn vẫn còn được kiểm soát tốt”.

Ngày 19/03/2014: Xóa bỏ mức thềm tỷ lệ thất nghiệp 6.5%

Thông báo của Fed: “Trong quá trình đưa ra quyết định về khoảng thời gian duy trì mục tiêu lạm phát 0-0.25%, FOMC sẽ đánh giá tiến độ, cả thực tế và kỳ vọng, của mục tiêu về số lượng việc làm tối đa và mức lạm phát 2%. Đánh giá này sẽ dựa trên rất nhiều thông tin, trong đó có các chỉ số về thị trường lao động, các chỉ báo về sức ép lạm phát cũng như kỳ vọng lạm phát, và các số liệu về diễn biến của thị trường tài chính. Dựa trên đánh giá về những nhân tố này, FOMC tiếp tục tiên đoán rằng sẽ hợp lý khi duy trì phạm vi lãi suất hiện tại thêm một thời gian dài sau khi chương trình mua tài sản kết thúc, đặc biệt là nếu lạm phát ước tính tiếp tục thấp hơn mục tiêu dài hạn 2% và miễn là kỳ vọng lạm phát dài hạn vẫn còn được kiểm soát tốt”.

Lý do điều chỉnh: Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp đã về sát 6.5% - ngưỡng được xem là cơ sở để xem xét nâng lãi suất trước đó - và đa số quan chức Fed đều cho rằng đây chưa phải là thời điểm thích hợp để nâng lãi suất, Fed đã tự cho mình thêm cơ sở để cân nhắc và đưa ra quyết định.

Phước Phạm (Theo MarketWatch)

Công Lý

Các tin tức khác

>   Đồng USD tiếp tục là đồng tiền dự trữ số một thế giới (01/04/2014)

>   Nga có thể lập xong hệ thống thanh toán trong 6 tháng (31/03/2014)

>   Các ngân hàng UBS, Credit Suisse, JPMorgan, Citigroup...sẽ bị điều tra (31/03/2014)

>   Pháp không đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách 2013 (31/03/2014)

>   Tự do hóa nhân dân tệ gây biến động giá hàng hóa (31/03/2014)

>   Bank of China dự báo gia tăng rủi ro tài chính toàn cầu (30/03/2014)

>   Bitcoin đổ sụp vì tin đồn bị cấm tại Trung Quốc (30/03/2014)

>   Séc "oằn lưng" vì nợ nước ngoài chiếm hơn 57% GDP (30/03/2014)

>   Cuộc khủng hoảng tại Eurozone đang đi đến hồi kết? (29/03/2014)

>   Vàng lùi 3%/tuần, đồng tiến 3% sau 5 phiên (29/03/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật