Thứ Hai, 03/03/2014 09:48

Vinatex: Cần 9.722 tỷ đồng cho các dự án

Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) cần khoảng 9.722 tỷ đồng đầu tư cho các dự án sản xuất nguyên phụ liệu, đây là nguồn vốn quá lớn và không dễ xoay sở.

Vinatex cần khoảng 9.722 tỷ đồng đầu tư cho các dự án sản xuất nguyên phụ liệu

CôngThương Theo kế hoạch, năm 2014 Tập đoàn dệt may Việt Nam sẽ triển khai 57 dự án đầu tư, bao gồm: 15 dự án sợi, 8 dự án dệt, 24 dự án may, 2 dự án bông trang trại…, trong đó có những dự án trọng điểm như: 2 nhà máy sản xuất vải yarn dyed (vải nhuộm sợi rồi dệt) công suất 12 triệu mét/năm; 2 nhà máy sản xuất vải solid dyed (nhuộm vải mộc) công suất 40 triệu mét/năm và chuỗi các nhà máy sợi với tổng quy mô 200.000 cọc sợi… Sau khi các dự án hoàn thành, năng lực nguyên, phụ liệu tăng thêm của Tập đoàn sẽ khoảng 7.000 tấn sợi, 1,1 triệu veston, 4.000 tấn vải dệt kim, trên 20 triệu mét vải dệt thoi… Tổng mức đầu tư cho các dự án là khoảng 9.722 tỷ đồng, riêng trong năm 2014 Tập đoàn dự kiến giải ngân khoảng 4.915 tỷ đồng. Theo ông Trần Quang Nghị- Tổng giám đốc Vinatex, đây là nguốn vốn đầu tư rất lớn và không dễ xoay sở.

Cũng theo ông Trần Quang Nghị, công tác đầu tư của Tập đoàn năm 2014 chủ yếu tập trung vào khâu vải, dệt nhuộm, các dự án này đòi hỏi nguồn vốn lớn, chậm thu hồi. Trong khi đó, vốn điều lệ của Tập đoàn hiện chỉ khoảng 4.000 tỷ đồng cũng có nghĩa lượng vốn đi vay cho đầu tư là rất lớn.

Cùng chia sẻ vấn đề này, ông Lê Tiến Trường- Phó Tổng giám đốc thường trực Vinatex- cũng cho biết: Đầu tư cho các dự án nguyên, phụ liệu là rất quan trọng để tập đoàn có thể tận dụng tối đa lợi thế do TPP mang lại. Tuy nhiên, các dự án nguyên, phụ liệu, nhất là các dự án dệt nhuộm ngoài việc đòi hỏi vốn đầu tư lớn còn cần có đội ngũ lao động lành nghề, kỹ thuật cao.

Dự kiến đến cuối tháng 6/2014 Vinatex sẽ chính thức cổ phần hóa. Sau khi cổ phần hóa, vốn điều lệ của Tập đoàn sẽ đạt khoảng 5.000 tỷ đồng, 49% cổ phần sẽ được bán ra bên ngoài, Nhà nước nắm giữ 51% cổ phần 

Để giải quyết bài toán vốn cho các dự án đầu tư nguyên phụ liệu, lãnh đạo Vinatex đã kiến nghị với Chính phủ, cho phép tập đoàn để lại nguồn tiền thu được từ bán phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong vòng 5 năm sau khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần nhằm hỗ trợ vốn cho các dự án đầu tư, nhất là với các dự án sản xuất nguyên, phụ liệu.

Ngoài ra, lãnh đạo Tập đoàn dệt may Việt Nam cũng kiến nghị với Chính phủ tạo những có chế thuận lợi như giảm giá thuê đất, điều chỉnh hợp lý các tiêu chí về môi trường…nhằm thu hút đầu tư vào khâu dệt, nhuộm hoàn tất, gia tăng sức mạnh chuỗi liên kết sợi – dệt – nhuộm hoàn tất - may cho ngành dệt may Việt Nam.

Việt Nga

công thương

Các tin tức khác

>   GAS: 12/03 GDKHQ tham dự ĐHĐCĐ thường niên năm 2014 (03/03/2014)

>   Danh sách các Công ty niêm yết đã nộp BCTC KT năm 2013 và BCTC Q4/2013 (tính đến hết ngày 28/02/2014) (03/03/2014)

>   VDS: Báo cáo tài chính năm 2013 (03/03/2014)

>   Doanh nghiệp ngành thép: Giữa ngã ba đường (02/03/2014)

>   TBX: Báo cáo quản trị công ty năm 2013 (28/02/2014)

>   LCG: BCTC CTY MẸ Q4-2013 (28/02/2014)

>   LCG: Lỗ hợp nhất 255 tỷ đồng năm 2013 (03/03/2014)

>   TNG: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014 (28/02/2014)

>   CII: BCTC KT HN 2013 (28/02/2014)

>   ĐHĐCĐ DZM: Vì sao thất bại nhà máy phát điện tại Campuchia? (28/02/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật