Thứ Ba, 18/03/2014 09:02

SouthernBank - Sacombank: Ai thâu tóm ai?

Nếu thương vụ trở thành hiện thực thì lịch sử ngân hàng Việt Nam lần đầu tiên chứng kiến một ngân hàng nhỏ đi thâu tóm ngân hàng lớn hơn và tự xóa tên của mình; thay vì được gọi là nhận sáp nhập như chúng ta vẫn đang nghe thấy.

Những thông tin đồn thổi cuối cùng cũng đã tỏ ra rất đúng khi Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank (HOSE: STB) vừa thông báo chính thức trên website về chủ trương nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Phương Nam - SouthernBank (PNB).

Thông tin này cho thấy Sacombank đang xây dựng đề án để trình Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các cơ quan quản lý và Đại hội đồng cổ đông trong kỳ họp vào ngày 25/3 tới.

Tự tái cấu trúc là “không khả thi” đối với SouthernBank

Chủ tịch HĐQT Sacombank – ông Phạm Hữu Phú – cho rằng việc nhận sáp nhập SouthernBank là thuận lợi vì tương đồng vốn và mang dáng dấp một chủ sở hữu. Đồng thời, SouthernBank cũng nhận thấy việc tự tái cấu trúc là không khả thi nên đã đề nghị được sáp nhập vào Sacombank.

“Việc tự tái cấu trúc là không khả thi” có lẽ bắt nguồn từ tình hình tài chính xấu đi trông thấy của SouthernBank trong những năm gần đây. Phân tích tình hình tài chính cho thấy PNB đang gặp nhiều khó khăn khi: hoạt động cho vay gặp khó và chất lượng nợ vay vẫn đang xấu đi, tồn tại khoản phải thu rất lớn lên đến gần 26,000 tỷ đồng không thu hồi được và chưa trích lập dự phòng, đồng thời hiệu quả hoạt động suy giảm liên tục.

Như vậy, chất lượng tài sản của PNB trên thực tế có thể xấu hơn và việc trích lập thêm dự phòng có thể khiến lợi nhuận không còn như mức hiện tại. Với thực lực hiện nay thì con đường tái cấu trúc bằng cách tự tăng vốn hay sáp nhập tự nguyện rõ ràng là rất khó để thực hiện, như thừa nhận của Chủ tịch HĐQT Sacombank.

SouthernBank thâu tóm Sacombank bằng đường vòng?

Với thực tế như vậy, giới đầu tư không khỏi đặt câu hỏi về lợi ích của việc nhận sáp nhập SouthernBank. Lý do được đồng ý nhất có lẽ là sẽ giúp pha loãng tỷ lệ sở hữu của gia đình cổ đông lớn Trầm Bê theo quy định pháp luật (dưới 20%), trong khi vẫn giữ được quyền chi phối quản trị ngân hàng.

Giả định trong trường hợp SouthernBank sáp nhập hay hợp nhất với các ngân hàng khác thì rõ ràng những lợi ích mà cổ đông của SouthernBank nhận được sẽ ít hơn rất nhiều. Và nếu ngân hàng nhận sáp nhập là một ngân hàng khác chứ không phải là Sacombank thì cũng rất khó có khả năng nhận SouthernBank.

Những điều này cho thấy ngân hàng nhận sáp nhập chỉ có thể là Sacombank với đặc điểm nổi trội nhất là sự chi phối về mặt ý chí của ban lãnh đạo quyết định việc nhận sáp nhập. Và những nhân sự chủ chốt ở SouthernBank đã chuẩn bị bước trung gian này khi thâu tóm Sacombank ba năm về trước.

Với những thông tin công bố đầu năm 2012, có thể dễ dàng nhận thấy mọi đầu mối trong quá trình thâu tóm Sacombank đều do Eximbank đứng ra thực hiện, và không loại trừ khả năng nguồn vốn được hỗ trợ từ các ngân hàng. Tuy nhiên, trong quá trình đổi chủ, sự xuất hiện của SouthernBank đã khiến không ít nhà đầu tư bất ngờ. Có thể thấy 4/10 thành viên HĐQT được bầu ra trong Đại hội cổ đông thường niên năm 2012 là các thành viên chủ chốt của SouthernBank, gồm ông Trầm Bê (trước đó là Phó Chủ tịch HĐQT PNB), ông Trầm Khải Hòa (con ông Trầm Bê, Chủ tịch HĐQT CTCK Phương Nam), ông Phan Huy Khang (Tổng Giám đốc PNB), và bà Dương Hoàng Quỳnh Như (Phó Tổng Giám đốc PNB). Những diễn biến gần đây cũng cho thấy, nhiều khả năng Chủ tịch Phạm Hữu Phú (người của Eximbank) sẽ rời Sacombank và như vậy sẽ chỉ còn người của SouthernBank quản trị ngân hàng này.

Như vậy, nếu thương vụ SouthernBank – Sacombank trở thành hiện thực thì lịch sử ngân hàng Việt Nam lần đầu tiên chứng kiến một ngân hàng nhỏ đi thâu tóm ngân hàng lớn hơn và tự xóa tên của mình; thay vì được gọi là nhận sáp nhập như chúng ta vẫn đang nghe thấy.

Duy Nam

công lý

Các tin tức khác

>   RDP: Quyết định gia hạn giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu của UBCKNN (13/03/2014)

>   Lối thoát cho hàng trăm doanh nghiệp nhà nước (13/03/2014)

>   DLG phát hành 10 triệu cp giá 6,000 đồng và 230 tỷ trái phiếu chuyển đổi (13/03/2014)

>   HUT: Chào bán 20 triệu cp riêng lẻ cho đối tác chiến lược (14/03/2014)

>   QCG: Phát hành gần 3 triệu cp để hoán đổi cp Sài Gòn Xanh (12/03/2014)

>   ITQ: Phát hành cổ phiếu theo chương trình ESOP (11/03/2014)

>   KSS huy động vốn thất bại nặng nề (11/03/2014)

>   AVF: Báo cáo kết quả phát hành cổ phiếu theo chương trình ESOP (10/03/2014)

>   SEC: Đính chính phát hành cổ phiếu ra công chúng giai đoạn 2 (10/03/2014)

>   STB: Sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phương Nam (10/03/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật