Thứ Tư, 12/03/2014 08:51

Số tiền cổ phần hóa từ 1993 đã đi đâu?

Bây giờ đi hỏi người dân khắp cả nước ta có ai biết từ năm 1993 đến giờ toàn bộ nguồn vốn từ CPH đã sử dụng làm gì, mang lại hiệu quả ra sao.

LTS: Như thông điệp của Thủ tướng Chính phủ nêu ra trong Hội nghị với các DNNN vừa qua, trong lộ trình cổ phần hóa giai đoạn tới, nếu chần chừ, lãnh đạo DN sẽ bị cách chức! Mục tiêu được xác định mạnh mẽ như vậy, nhưng để hoàn thành CPH một số lớn DNNN trong 2 năm (2014 - 2015) quả thật không phải công việc dễ dàng.

Trong cuộc trò chuyện với Tuần Việt Nam, TS Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế, Phó đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh đã kiến nghị nhiều giải pháp.

Ông Trần Du Lịch nói:

Được và Mất

Nghị quyết Trung ương 3 đã xác định, giai đoạn từ 2011- 2015 phải hoàn thành tái cấu trúc tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Mục tiêu đặt ra rất rõ ràng. Bây giờ còn không tới 2 năm nữa mà còn ngổn ngang như vậy, nếu không quyết liệt thì làm sao đạt được mục tiêu tái cấu trúc?

Ở đây có 2 phần việc:

1) Sắp xếp, tổ chức lại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

2) Cái gì nhà nước không cần nắm giữ thì phải CPH!

Trước kia chúng ta có cơ chế quản lý hơi kỳ cục. Nhà nước khi giao vốn bắt phải bảo toàn và phát triển, không cho giảm. DNNN muốn có tiền lương tiền thưởng thì lợi nhuận năm sau phải cao hơn năm trước. Nhưng trong cơ chế thị trường đâu phải đơn giản muốn là được như vậy?

Việc thoái vốn đã vướng phải cơ chế này. DN đầu tư vào thời điểm 2008 - 2009 cả trăm tỷ đồng, giờ chuyển nhượng chỉ được 50 - 50 tỷ đồng thì ai dám làm?

Gần đây Bộ Tài chính đã có quy định hướng dẫn thực hiện theo nguyên tắc chấp nhận dựa vào thị trường để thoái vốn.

Từ "quá thấp" đến "quá cao"

Quá trình CPH trước đây đã đạt được kết quả như thế nào, thưa ông?

- Chúng ta có 3 năm đầu thí điểm, đến năm 1996 thì chính thức thực hiện CPH cho đến sau năm 2000. Kết quả: cơ bản là lựa chọn được những DN làm ăn không hiệu quả, một số lĩnh vực Nhà nước không còn nắm giữ để CPH.

Nhưng nhược điểm của giai đoạn đó là Nhà nước đã bỏ mất một nguồn lực rất lớn. Đó là không đề cập gì đến đất đai mà chỉ định giá tài sản trên đất. Có trường hợp một khách sạn rất lớn ở Hà Nội khi CPH chỉ định giá có trên 3 tỷ đồng vì chỉ định giá cái xác nhà.

Tương tự, nhiều DN được hưởng lợi rất lớn từ lợi thế được thuê đất của Nhà nước với giá rẻ bèo. Cái đó gọi là Nhà nước bỏ hoàn toàn thương quyền, tức quyền được thuê đất.

Nhiều khách sạn ngay trung tâm TP HCM thuê với giá bèo, trong khi vào thời điểm đó tính giá thương quyền thì rất cao. Nếu là tư nhân có pháp nhân muốn đầu tư thì phải mua xong đất rồi thuê lại của Nhà nước. Điều đó không chỉ gây thiệt hại lớn cho Nhà nước mà còn gây bức xúc.

Nhiều khách sạn ngay trung tâm TP HCM thuê với giá bèo, trong khi vào thời điểm đó tính giá thương quyền thì rất cao. Nếu là tư nhân có pháp nhân muốn đầu tư thì phải mua xong đất rồi thuê lại của Nhà nước. Điều đó không chỉ gây thiệt hại lớn cho Nhà nước mà còn gây bức xúc.

Sau đó vì thấy mất mát quá lớn, Nhà nước mới ra Nghị định 109 để đưa giá đất vào. Việc đưa giá đất vào rơi trúng thời điểm giá đất đang cao, thị trường BĐS bong bóng. Vì vậy việc định giá tài sản sở hữu Nhà nước bằng quyền sử dụng đất (QSDĐ) đưa giá lên cao khủng khiếp. Tôi còn nhớ có bến xe được định giá cả ngàn tỷ. Giá đó thì ai đầu tư lớn như thế!

Đó là chưa kể không có tiêu chí định giá cho các loại đất khác nhau. Toàn lấy đất ở định giá cho các mục tiêu kinh tế, thương mại.

Vì vậy nên tiến trình CPH chững lại. Và cũng chính vì thế nhiều DN "vin" vào đó để trì hoãn, kéo dài. Thực chất là không muốn thực hiện. Trình trạng này kéo dài rất lâu!

Mâu thuẫn đến nhùng nhằng

Thời điểm đó xuất hiện một số lo ngại, chẳng hạn như lo rằng tài sản Nhà nước sẽ rơi vào tay một số nhóm lợi ích?

- Đó là cái lớn nhất. Chúng ta vừa muốn CPH nhưng cứ sợ tư nhân hóa như kiểu ở Nga và Đông Âu. Thật sự thì ở các nước đó họ tư nhân hóa toàn bộ nền kinh tế chứ không phải chỉ DN đâu.

Quan điểm của chúng ta là không để tư nhân hóa để mất mát tài sản lớn. Không thể biến tài sản của toàn dân thành của một số thiểu số như đã xảy ra ở Đông Âu và một số nước. Đó là quan điểm đúng, dứt khoát từ trước đến nay.

Ở ta việc CPH trong giai đoạn đầu không tính giá đất, một số DNNN CPH lúc ấy đã mang lại nguồn lợi lớn cho nhiều người. Nhất là thời điểm 2006 giá chứng khoán lên cao bùng nổ, nhiều người đã làm giàu nhanh khủng khiếp nhờ cổ phần có được từ CPH DNNN đấy.

Vì thế đã xuất hiện sự mâu thuẫn giữa cái muốn làm và cách làm, nhùng nhằng giữa cái sợ mất và cái muốn làm, nhập nhằng về quan điểm. Thành ra quá trình CPH lúc ấy bị chi phối 2 chiều ngược nhau.

Nhiều đối tác có chất lượng được chúng ta thuê, mời vào tham gia cũng không được, bị văng ra.

Ngoài những nguyên nhân như ông nói, điều cần rút ra của quá trình CPH đợt đầu, tạm gọi như vậy, là gì?

- Đây là vấn đề mà tôi cho rằng, vô cùng quan trọng là nguồn quỹ từ CPH đang ở đâu, sử dụng như thế nào?

Ngày 28/2/2014, Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN.

Bây giờ đi hỏi người dân khắp cả nước ta có ai biết từ năm 1993 đến giờ toàn bộ nguồn vốn từ CPH đã sử dụng làm gì, mang lại hiệu quả ra sao thì chẳng ai biết.

Ngay cả Quốc hội là cơ quan đại diện cho toàn dân cũng không biết số tiền đó như thế nào.

Bản thân ông có thông tin về nguồn vốn này không?

- Nguồn quỹ này đang bị phân tán quá lớn! DN ở địa phương thì nằm ở địa phương. Các tập đoàn, tổng công ty lớn sau khi CPH từng thành viên thì đem vốn về cho tập đoàn, tổng công ty. Một số DN lẻ tẻ khác thì gom lại giao về cho SCIC (Bộ Tài chính).

Nói một cách nôm na, toàn bộ nguồn vốn Nhà nước rút ra từ CPH hàng ngàn đơn vị bị sử dụng không hiệu quả, tản mát.

(Còn nữa)

Duy Chiến

vietnamnet

Các tin tức khác

>   Dự án nghìn tỷ, nợ từng bữa ăn, viên gạch (12/03/2014)

>   Bộ Tài chính truy thu thuế sai (12/03/2014)

>   Doanh nghiệp phải góp đủ vốn đăng ký trong 90 ngày (12/03/2014)

>   Dò được tín hiệu MH370 ở eo biển Malaysia (11/03/2014)

>   Cơ quan lập pháp Crimea tuyên bố độc lập khỏi Ukraine (11/03/2014)

>   Tên miền giả danh đại gia triệu đô bán dạo vỉa hè (11/03/2014)

>   Malaysia công bố ảnh hai người dùng hộ chiếu ăn cắp (11/03/2014)

>   Khởi tố “ông trùm” lâm sản dùng súng tranh giành địa bàn (11/03/2014)

>   Người dùng hộ chiếu ăn cắp không dính đến khủng bố (11/03/2014)

>   Ba năm sau thảm họa ở Nhật: Vết thương vẫn chưa lành (11/03/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật