Thứ Sáu, 14/03/2014 09:33

SJS: MaritimeBank, Techcombank và VietABank bị “chôn” vốn vay cả ngàn tỷ đồng

Kết quả kinh doanh khởi sắc đã giúp giá cổ phiếu SJS tăng trưởng vượt bậc trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ hơn vào BCTC, có thể thấy SJS đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ vay cũng như thu hồi tiền bán các dự án cho khách hàng.

Kết quả kinh doanh khởi sắc trở lại sau 2 năm thua lỗ nhờ dự án Nam An Khánh. Theo BCTC hợp nhất chưa kiểm toán, tổng doanh thu năm 2013 của CTCP ĐT PT Đô Thị & KCN Sông Đà (HOSE: SJS) đạt 632.6 tỷ đồng tăng 12.5 lần so với năm trước. Doanh thu của SJS trong năm 2013 chủ yếu đến từ việc kinh doanh dự án Nam An Khánh. Doanh thu tăng mạnh đã giúp lợi nhuận gộp của SJS đạt 258.3 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ lợi nhuận gộp gần 41%, trong khi năm trước lỗ gộp 147.4 tỷ đồng.

Hoạt động tài chính của SJS không mấy khả quan khi lỗ gần 40 tỷ đồng, chủ yếu do phải trích lập khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn. Cùng với chi phí quản lý tăng hơn 14% lên 131 tỷ đồng đã khiến cho lợi nhuận thuần từ HĐKD chỉ còn 82.3 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ động ty mẹ đạt 70.5 tỷ đồng, trong khi năm ngoái lỗ tới 302.7 tỷ đồng.

Hàng tồn kho chiếm đến 80.5% tổng tài sản. Tổng giá trị hàng tồn kho của SJS tính đến cuối năm 2013 là hơn 4,513 tỷ đồng, tăng 183 tỷ đồng (4.2%) so với đầu năm và hiện chiếm gần 80.5% tổng tài sản của công ty.

Với tổng giá trị vay nợ lên tới gần 2,098 tỷ đồng, trong khi chi phí lãi vay được hạch toán trong năm không đáng kể, nhiều khả năng giá trị hàng tồn kho gia tăng trong kỳ đến từ chủ yếu từ chi phí lãi vay được vốn hoá. Đây thực sự là dấu hiệu không mấy tích cực đối với hoạt động kinh doanh của SJS.

Giá trị hàng tồn kho của SJS tập trung chủ yếu ở: DA Khu đô thị Nam An Khánh (2,434 tỷ đồng), DA Khu đô thị Hoà Hải - Đà Nẵng (1,109 tỷ đồng), DA Văn La - Văn Khê - Hà Đông (442 tỷ đồng), DA Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì (166 tỷ đồng), DA Khu đô thị mới Tiến Xuân (139 tỷ đồng) và DA Khu đô thị Long Tân - Nhơn Trạch, Đồng Nai (132 tỷ đồng).

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gần 147 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 3.2% tổng giá trị hàng tồn kho) chủ yếu từ dự án Khu đô thị Hoà Hải - Đà Nẵng.

Khách hàng không chịu thanh toán tiền mua dự án, phải thu tăng mạnh. Tổng giá trị khoản mục phải thu của SJS tính đến cuối năm 2013 là hơn 400 tỷ đồng, tăng 9% so với cuối năm 2012, tập trung phần lớn ở DA Khu đô thị Nam An Khánh và DA Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì. Điểm đáng chú ý đó là dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi của SJS đã tăng mạnh 2.5 lần lên 106 tỷ đồng.

“Trắng tay” khi đầu tư vào CTCP Xi măng Hạ Long. Năm 2013, SJS chuyển khoản đầu tư tại CTCP Xi măng Hạ Long trị giá gần 67.1 tỷ đồng từ dài hạn sang ngắn hạn. Điểm đáng chú ý là SJS đã “trắng tay” khi giá trị trích lập dự phòng đầu tư ngắn hạn đã bằng đúng giá trị SJS đầu tư vào công ty này. Trong BCTC soát xét 6T/2013, hội đồng quản trị của SJS đã thông qua phương án chuyển nhượng toàn bộ khoản đầu tư này.

MaritimeBank, TechcombankVietABank đang bị “chôn” vốn vay cả ngàn tỷ đồng. Tổng vay nợ của SJS tính đến cuối 2013 là 2,098 tỷ đồng, đã giảm nhẹ 4.8% so với cuối 2012, bao gồm nợ vay ngắn hạn gần 567 tỷ đồng (tăng 11.6% so với 2012) và vay nợ dài hạn 1,531 tỷ đồng (giảm 9.8%).

Vay nợ ngắn hạn của SJS bao gồm khoản trái phiếu ngắn hạn phát hành trị giá gần 281 tỷ đồng và nợ dài hạn đến hạn phải trả gần 286 tỷ đồng. Theo BCTC hợp nhất soát xét 6T/2013, khoản vay ngắn hạn của SJS tập trung chủ yếu ở khoản vay bằng trái phiếu ngắn hạn phát hành cho CTCP Quản lý quỹ Hữu Nghị trị giá 282 tỷ đồng và Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – MaritimeBank trị giá 170 tỷ đồng. Đáng chú ý là cả hai khoản nợ trái phiếu này vẫn chưa được SJS thanh toán dù đã đến hạn trong năm 2012 - rất có thể SJS đã thỏa thuận để gia hạn các khoản vay này.

Khoản vay dài hạn của SJS chủ yếu được tài trợ bởi Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank với 700 tỷ đồng bằng trái phiếu sẽ đáo hạn ngày 01/09/2014 và 55 tỷ đồng vay nợ. Tiếp theo là vay Ngân hàng TMCP Hàng Hải – MaritimeBank CN Đống Đa trị giá 550 tỷ đồngNgân hàng TMCP Việt Á – VietABank 180 tỷ đồng.

Như vậy, có thể thấy SJS đang gặp khó khăn không nhỏ trong việc thanh toán nợ vay và áp lực này sẽ còn tiếp tục gia tăng khi khoản trái phiếu trị giá 700 tỷ đồng của Techcombank sẽ đến hạn thanh toán vào tháng 09/2014.

Mặt khác, với diễn biến thị trường bất động sản hiện tại thì khả năng các ngân hàng tiếp tục bị “chôn” vốn vay tại SJS là rất lớn, và không có gì ngạc nhiên nếu SJS xin được giãn nợ.

Duy Nam

công lý

Các tin tức khác

>   Vietcombank đặt kế hoạch lãi trước thuế 2014 giảm 4% xuống 5,500 tỷ đồng (11/03/2014)

>   NLC: Báo cáo thường niên năm 2013 (11/03/2014)

>   LAS: Báo cáo tài chính năm 2013 (11/03/2014)

>   SGD: Kế hoạch 2014 lãi gần 6 tỷ, cổ tức 10% (11/03/2014)

>   SJM: Báo cáo tài chính năm 2013 (11/03/2014)

>   VNM: 20/03 GDKHQ dự ĐHĐCĐ thường niên 2014 và bầu thêm Thành viên HĐQT (11/03/2014)

>   HLY: Báo cáo tài chính năm 2013 (11/03/2014)

>   MAS: Báo cáo tài chính năm 2013 (11/03/2014)

>   KCE: Nghị quyết Hội đồng quản trị (11/03/2014)

>   BTC: Báo cáo tài chính năm 2013 (11/03/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật