Thứ Sáu, 28/03/2014 11:32

Muốn quay vốn nhanh phải cùng tăng tốc

Tăng trưởng tín dụng đã khả quan hơn theo từng tuần. Những tín hiệu gần đây của thị trường chứng khoán, BĐS, vốn tín dụng ưu đãi cho các chương trình hướng về nông nghiệp và BĐS… được kỳ vọng sẽ đẩy tín dụng tăng mạnh hơn. Nhưng rõ ràng, các nhà đầu tư, DN và từng cá nhân, đơn vị phải cùng “tăng tốc” thì vòng quay vốn mới có thể được cải thiện.

Ngân hàng không còn lo “đầu vào”

Theo số liệu của NHNN, tính đến ngày 13/3, trong khi vốn huy động bằng VND tăng 2,23% nhưng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng cho nền kinh tế giảm 1,05%. Và, theo nguồn tin của TBNH, nhiều khả năng tăng trưởng tín dụng trong quý I/2014 sẽ âm dưới 1% (2 tháng đầu năm âm 1,66%).

Song một thực tế hiện nay là nguồn vốn của hệ thống ngân hàng đang thừa không chỉ ở các thành phố lớn mà các chi nhánh NHTM các tỉnh cũng khá dồi dào. Phó giám đốc chi nhánh một NHTM ở tỉnh phía Bắc cho biết, nếu như năm 2012 trở về trước, huy động vốn tại chỗ của chi nhánh thường thấp hơn dư nợ rất nhiều, phải nhờ “chi viện” vốn từ hội sở chính. Nhưng từ năm 2013, huy động vốn tại chỗ khá tốt, tiền gửi vào nhiều, thậm chí có thời điểm nguồn vốn huy động gấp đôi dư nợ.

Đợt điều chỉnh trần lãi suất huy động đối với tiền gửi VND các kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống còn 6%/năm của NHNN mới đây cũng không làm các ngân hàng quá lo lắng đầu vào. Mặc dù những diễn biến gần đây cho thấy, người có tiền nhàn rỗi bắt đầu “nhấp nhổm” khi chứng khoán tăng điểm mạnh, bất động sản (BĐS) được hối thúc… thức dậy.

Chị Nguyễn Thanh Hằng ở phường Thanh Lương (Hà Nội) cho biết, nếu như trước đây chị chỉ chọn kênh gửi tiết kiệm, thì trong bối cảnh hiện nay, chỉ có vàng là nhiều rủi ro, kênh BĐS đã có điểm sáng. Đặc biệt, sau khi có thông tin về chương trình tín dụng lên đến 50.000 tỷ đồng cho BĐS theo mô hình liên kết 4 nhà, không chỉ khiến bản thân thị trường BĐS mà chứng khoán cũng có triển vọng. “Tôi không cho tất cả trứng vào một giỏ, ngoài gửi tiết kiệm tôi cũng “chơi” chứng khoán” – chị Hằng cho biết.

Theo ông Lê Quang Trung, Phó tổng giám đốc NHTMCP Quốc tế (VIB), nếu người dân rút tiền ra khỏi ngân hàng mà đầu tư vào sản xuất, kinh doanh như thành lập công ty, đầu tư thêm cho sản xuất kinh doanh, thậm chí đầu tư vào BĐS cũng nên khuyến khích. Bởi theo phân tích của các chuyên gia, với một số dự án BĐS hấp dẫn cả về vị trí và giá bán, có thể người dân sẽ rút tiền gửi, vay thêm ngân hàng để mua, điều này sẽ giúp đẩy tín dụng đi lên.

Nhưng lo nông dân ngại vay vốn

Làm thế nào để tín dụng tăng trưởng có chất lượng tốt hơn là câu hỏi thường trực và đang làm đau đầu các nhà lãnh đạo ngành Ngân hàng. Ở đa số các NHTM, hơn 70% lợi nhuận đến từ hoạt động tín dụng, nên hơn ai hết họ hiểu rằng không tăng trưởng được tín dụng đồng nghĩa với ngân hàng tiếp tục khó khăn.

Trong thực tế tại các tỉnh, vùng sâu vùng xa, ngay cả những “tỉnh lẻ”, nhiều ngân hàng chủ yếu cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cũng đang “đứng ngồi không yên” vì tăng trưởng tín dụng thấp, cho dù lãi suất cho vay đối với lĩnh vực này luôn được ưu đãi. Ông Bùi Văn Khoa, Giám đốc Agribank Chi nhánh Thái Nguyên cho biết, hiện nay, lãi suất cho vay với các lĩnh vực ưu tiên của Agribank đã thấp hơn giai đoạn kinh tế tăng trưởng ổn định (2002 – 2005 - PV), nhưng nhìn tổng thể dư nợ không tăng được nhiều.

“Không ít DN cho biết, họ đang rất khó tìm đầu ra cho sản phẩm. Như ở Thái nguyên, đầu ra của xi măng, sắt thép hết sức khó khăn. Có những nhà máy rất hiện đại, nhưng sản phẩm làm ra không biết bán cho ai” – ông Khoa lấy dẫn chứng. Không chỉ sản phẩm công nghiệp, ngay cả đầu ra của sản phẩm nông nghiệp ở Thái Nguyên cũng đang gặp khó khăn. Ông Khoa đưa ra ví dụ: “Vào thời điểm có dịch cúm, tuy lợn gà của các hộ dân không bị cúm nhưng vì chẳng có giấy chứng nhận nên không bán được, thì làm sao họ dám vay vốn để nhân đàn”.

Trên các diễn đàn, hội thảo hay các phương tiện truyền thông vẫn có những lời phàn nàn rằng, ngân hàng đưa ra quy định chặt chẽ quá khiến DN không tiếp cận được vốn.

Lắng nghe ý kiến phản ảnh trên, một lãnh đạo của NHNN chia sẻ, trên thực tế, các DN, khách hàng có nhu cầu vay vốn tín dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh có năng lực tài chính tốt, có dự án, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi đều được vay vốn. Tuy nhiên, một số DN, nhất là DNNVV vẫn khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngân hàng là do: năng lực tài chính yếu; không chứng minh được hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh; báo cáo tài chính của DN chưa minh bạch.

Một số DN có số nợ phải trả tồn đọng lớn chưa có biện pháp xử lý, không có tài sản thế chấp, hoặc có tài sản thế chấp nhưng không đảm bảo về thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, nguy cơ rủi ro tín dụng cao; nhiều DN không trả được nợ do nguyên nhân từ nợ đọng ngân sách...

Tăng trưởng tín dụng đã khả quan hơn theo từng tuần. Những tín hiệu gần đây của thị trường chứng khoán, BĐS, vốn tín dụng ưu đãi cho các chương trình hướng về nông nghiệp và BĐS… được kỳ vọng sẽ đẩy tín dụng tăng mạnh hơn. Nhưng rõ ràng, các nhà đầu tư, DN và từng cá nhân, đơn vị phải cùng “tăng tốc” thì vòng quay vốn mới có thể được cải thiện.

Trả lời kiến nghị của cử tri các TCTD cần tăng khả năng tiếp cận vốn cho DN, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình khẳng định: NHNN đã yêu cầu các TCTD phối hợp chặt chẽ với nhau và làm việc với khách hàng để tháo gỡ khó khăn trong trường hợp nhiều TCTD cùng cho vay đối với 1 khách hàng. Các TCTD xem xét và quyết định xử lý đối với các khoản nợ đến hạn mà khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ như miễn giảm lãi vốn vay; không thu lãi quá hạn; ưu tiên thu nợ gốc trước, thu nợ lãi sau... TCTD tiến hành rà soát và có biện pháp xử lý phù hợp trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành đối với các khoản nợ thuộc đối tượng đầu tư trung, dài hạn nhưng TCTD đã cho vay ngắn hạn… 

Đức Nghiêm

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   HDBank dành 1.000 tỷ đồng tham gia chương trình bình ổn thị trường năm 2014 (27/03/2014)

>   Nhân vật: Ông Trần Ngô Phúc Vũ - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc NamABank (27/03/2014)

>   Ông Nguyễn Quốc Toàn - Tân Chủ tịch HĐQT NamABank là ai? (27/03/2014)

>   Bí ẩn khiến lãi suất cho vay không hạ (27/03/2014)

>   VAMC dự kiến mua 3.000 tỷ đồng nợ xấu trong quý I/2014 (27/03/2014)

>   ĐHĐCĐ NamABank: Đón chào Tân Chủ tịch Nguyễn Quốc Toàn! (27/03/2014)

>   Bản chất gói 50.000 tỷ “cứu” bất động sản (27/03/2014)

>   Lãi suất liên ngân hàng VNĐ giảm hầu hết các kỳ hạn (26/03/2014)

>   NamABank tăng trưởng bền vững trong năm tài chính 2013 (26/03/2014)

>   Bắt 6 cán bộ, lãnh đạo ngân hàng phát triển Việt Nam (25/03/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật