Thứ Ba, 11/03/2014 11:27

Mía đường Lam Sơn: Gần 3 tháng chỉ đạt khoảng 10% kế hoạch

Kế hoạch năm 2014 của Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco - LSS) dự kiến ép, tiêu thụ khoảng 120 ngàn tấn đường, nhưng từ đầu năm đến nay công ty mới tiêu thụ được khoảng 11 đến 12 ngàn tấn, đạt khoảng 10% so với kế hoạch.

Ngành mía đường lao đao khi không biết dựa vào đâu cầu cứu.

Đại diện Lasuco cho biết: Nếu cũng khoảng thời gian đó so với mọi năm trước thì công ty đã bán được tới 50 ngàn tấn, nhưng gần 3 tháng đầu năm 2014 đến nay công ty mới bán được khoảng gần 11 ngần tấn, bằng 10% so với dự kiến.

Nguyên nhân chính là cung vượt cầu, hàng nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc... về quá nhiều; mặt hàng đường là nguyên liệu sử dụng cho đầu vào sản xuất bánh kẹo, nước ngọt... cũng giảm mạnh.

Bên cạnh việc "bí" đầu ra, giá bán đường trong nước giảm sâu, chỉ còn khoảng 12.000 đồng/kg. Trong khi đó, Công ty Lam Sơn đang phải thu mua mía với giá 900 ngàn đồng/tấn mía (chưa tính đến chi phí vận chuyển, sản xuất…). Tính thêm các chi phí từ thu mua tới vận công vận chuyển, dầu mỡ thì phải lên tới hơn 1 triệu đồng/tấn mía, trong khi sản xuất ra đường chỉ bán được với giá 12.000 đồng/kg, đương nhiên doanh nghiệp sản xuất sẽ bị lỗ quá nặng.

Đại diện Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn cũng cho biết thêm, mặc dù biết thu mua mía với giá trên để sản xuất là lỗ, nhưng công ty đã ký kết với bà con nông dân trồng mía nên phải có trách nhiệm và vẫn phải thu mua hết mía. Đồng thời hiện nay đang là chính vụ thu hoạch mía nên công ty đã thu mua kịp thời, tránh tình trạng để kéo dài làm giảm chất lượng đường trong mía để bà con thiệt hại. Cách để công ty xoay sở hiện nay là phải tập trung mọi nguồn lực để sản xuất thật tốt, tận thu, tăng thu hồi, đồng thời tiết giảm chi phí hợp lý các loại dầu, mỡ, vật tư…

Trước thực tế này, Lasuco phải tính làm sao để sản xuất hiệu quả hơn, đặc biệt là nghiên cứu để đầu tư công nghệ tốt, giúp đỡ cho người nông dân trong kỹ thuật, đưa cơ chế hóa, khoa học tiến bộ vào áp dụng để nâng cao năng suất mía.

Nhà nước cần có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ được lượng đường nhập lậu, đặc biệt là đường tạm nhập tái xuất, vì khi nhập tái xuất về phải xuất đúng vị trí cam kết, chứ không thể nhập về rồi trốn tránh để tiêu thụ trong nước đồng thời cần có chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp trong đó có ngành Mía đường.

Kim Tuyến

công thương

Các tin tức khác

>   SNG: 14/03 GDKHQ nhận cổ tức 20% năm 2012 và dự ĐHĐCĐ 2014 (11/03/2014)

>   S12: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014 (11/03/2014)

>   CAN: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014 (11/03/2014)

>   AAA: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014 (11/03/2014)

>   TCL: BCTC KT Cty mẹ 2013 (11/03/2014)

>   TCL: BCTC KT HN 2013 (11/03/2014)

>   CKV: Lấy ý kiến bổ sung ngành nghề kinh doanh (11/03/2014)

>   CAD: Báo cáo tài chính quý 4/2013 (11/03/2014)

>   DNM: Nghị quyết HĐQT thông qua danh sách CBCNV mua cổ phiếu (11/03/2014)

>   VBC: Báo cáo tài chính năm 2013 (11/03/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật