Thứ Bảy, 15/03/2014 10:09

Bản quyền truyền hình World Cup 2014: 10 triệu USD và chuyện "xót tiền dân"

Chỉ khoảng 3 tháng nữa, vòng chung kết World Cup 2014 sẽ khởi tranh tại Brazil, thế nhưng người hâm mộ Việt Nam đang có nguy cơ... đứng ngoài cuộc, khi bản quyền truyền hình bị đẩy lên trời với cái giá 10 triệu USD!

8 năm tăng gấp... 5 lần!

Câu chuyện về bản quyền truyền hình World Cup thực ra mới chỉ nóng cách đây 8 năm khi vượt mặt các nhà đài, công ty FPT Media giành được độc quyền phân phối tín hiệu trực tiếp World Cup 2006 trên toàn lãnh thổ Việt Nam với cái giá 2 triệu USD để rồi sau đó chuyển nhượng lại cho Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Truyền hình HTV TP.HCM với giá 3 triệu USD.

Cùng với bản quyền các giải bóng đá: Ngoại hạng Anh, vô địch các quốc gia châu Âu Euro... cũng tăng chóng mặt qua từng mùa, thời điểm này đánh dấu cái mốc mới trong cái thú vui hưởng thụ tưởng như "dĩ nhiên" của người hâm mộ trong nước. Đã không còn chuyện... cho không! vốn dành cho các quốc gia nghèo còn đang phát triển, kể cả bóng đá, mà thứ thú vui ấy được trả bằng những bản hợp đồng khủng, cạnh tranh gay gắt.

Dĩ nhiên, World Cup - cái sân chơi lớn nhất và cũng hấp dẫn nhất, cũng có tốc độ tăng giá nhanh nhất. World Cup 2010 tại Nam Phi, VTV đã phải chi ra 2,7 triệu USD để mua trọn gói bản quyền truyền hình tại Việt Nam từ tập đoàn Dentsu (Nhật Bản) với cái giá 2,7 triệu USD, tức là tăng gấp 1,35 lần so với World Cup 2006. Chưa dừng lại ở đó, sau khi đánh bại mọi đối thủ, công ty MP&Silva đã có được bản quyền truyền hình World Cup 2014 với giá 7 triệu USD và dĩ nhiên, khi mua đắt như thế, đơn vị này cũng chào bán cho các nhà đài Việt Nam qua cái giá còn sốc hơn... 10 triệu USD!

Như vậy mức giá này cao gấp 3,7 lần so với World Cup cách đây 4 năm và gấp 5 lần so với World Cup 2006. Nếu làm phép chia đơn giản số tiền này cho 64 trận tại vòng chung kết thì mỗi trận đấu tại World Cup ở Brazil mùa hè này lên đến 156.250 USD (tương đương 3,28 tỷ đồng) - một con số kỷ lục trong lịch sử bản quyền truyền hình bóng đá tại Việt Nam từ trước đến nay.

Nói không với World Cup?

Gạt cái gọi là "phục vụ người hâm mộ" cũng như sức hấp dẫn của World Cup sang một bên, rõ ràng nếu nhìn 10 triệu USD này qua lăng kính kinh doanh thì đó chắc chắn là vụ áp phe... cầm chắc cái lỗ.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung, chính các nhà đài cũng phải thừa nhận là không ai có thể tự bỏ vốn ra để mua và quan trọng là sinh lời với thương vụ đắt đỏ này. Nên nhớ, giải Ngoại hạng Anh dù có giá cao hơn, 40 triệu USD, nhưng lại diễn ra trong vòng 10 tháng và bản quyền kéo dài tới 3 năm, nên khả năng kinh doanh thông qua việc kêu gọi quảng cáo, tài trợ vẫn khả thi. Trong khi đó, World Cup chỉ diễn ra trong vòng có 1 tháng và thực tế là các trận đấu ở vòng chung kết lần này tại Brazil đều vào những khung giờ khó thu hút cả người hâm mộ lẫn giới kinh doanh (chỉ có khoảng 8 trận vào 23 giờ, số còn lại rơi từ 2, 3 giờ sáng hoặc 6, 7 giờ sáng).

Nhưng cũng nhìn ở góc độ kinh doanh, thì rõ ràng MP&Silva cũng "chẳng dại" khi chi tới 7 triệu USD để mua bản quyền truyền hình tại Việt Nam để rồi nếu quá đắt vượt tầm các nhà đài, họ có nguy cơ "nắm đằng lưỡi". Chắc chắn, đơn vị này đã có những nghiên cứu, tìm hiểu thậm chí là đã tính cả khả năng kinh doanh món hàng cực đắt này, nên vẫn bình chân như vại, dù chỉ còn 3 tháng nữa là World Cup 2014 khởi tranh.

Cần cái bắt tay

Các nhà đài trong nước, từ VTV đến K+, HTV Hà Nội, HTV TPHCM, kể cả "tân binh" Viettel đều đã tuyên bố "nói không" với World Cup nếu cái giá vẫn là 10 triệu USD! Đơn giản, dù đây là sự kiện thể thao hàng đầu thế giới, thu hút sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ, nhưng không ai được phép có bằng mọi giá, bơi đơn giản đó là sự lãng phí lớn ngân sách, và cả tiền thuế của nhân dân, khi hầu hết các nhà đài trong nước đều thuộc quyền quản lý của nhà nước. Rồi dù từ nguồn nào đi chăng nữa, thì 10 triệu USD cũng là số tiền quá lớn để chảy vào túi các công ty nước ngoài trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện tại.

Vậy giải pháp nào để đưa World Cup 2014 vẫn có mặt tại Việt Nam? Đó là câu chuyện cũng đã cũ, đơn giản nhưng chưa bao giờ là hiện thực - Cái bắt tay đoàn kết giữa các đài mà giải pháp cụ thể là VTV đứng ra đại diện, liên kết các đài trong nước để đàm phán với MP&Silva nhằm giảm giá và chia xẻ lẫn nhau để phục vụ người hâm mộ.

Hoàng Hà

hải quan

Các tin tức khác

>   Bắt tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản VN (15/03/2014)

>   Rừng Toàn Cầu đã tạm ngưng giao dịch mới? (15/03/2014)

>   Tin tặc tấn công web Điện Kremlin, Ngân hàng trung ương Nga (14/03/2014)

>   "Máy bay MH370 đổi hướng và bị không tặc khống chế" (14/03/2014)

>   “Thêm nhiều quy định tránh làm oan người vô tội” (14/03/2014)

>   MH370 liên lạc với vệ tinh 5 lần sau khi mất tích (14/03/2014)

>   Bắt quả tang người nước ngoài dùng thẻ ATM giả rút tiền tại ngân hàng ACB (14/03/2014)

>   Những ngày buồn của ông Giá (14/03/2014)

>   Vì sao thương lái Trung Quốc chỉ "lừa" tại Việt Nam? (14/03/2014)

>   "Nga đã sẵn sàng trả đũa biện pháp trừng phạt của EU, Mỹ" (13/03/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật