Thứ Sáu, 28/02/2014 14:15

TS. Lê Xuân Nghĩa: BĐS sẽ hồi phục nhanh nhất

Ngân hàng Xây dựng đề xuất cùng với 4 NHTM liên kết thành lập một gói tín dụng có thể từ 70 - 100 nghìn tỷ đồng cho vay BĐS. Ngân hàng Xây dựng sẽ vào cuộc với tư cách ngân hàng của người mua, còn 4 NHTM sẽ tham gia cùng với nhà phát triển dự án tạo động lực cho thị trường BĐS phát triển hài hòa, bền vững.

Vì sao ông lại cho rằng bất động sản (BĐS) sẽ phục hồi, trong khi nhiều DN, dự án ngành này vẫn đang rất khó khăn?

Trên thực tế, thị trường nào sụp đổ nhanh nhất trong khủng hoảng cũng sẽ có sức hồi phục nhất. Bởi vì, nhiều chủ trương, chính sách sẽ hướng đến tháo gỡ khó khăn cho thị trường này.

TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh

Bên cạnh đó, cùng với việc bắt tay triển khai chương trình tái cấu trúc nền kinh tế, đặt trọng tâm vào những lĩnh vực đang cản trở phân bổ hiệu quả nguồn lực và gây bất ổn vĩ mô, kinh tế Việt Nam đã có chuyển biến tích cực. Trong đó, đầu tư công dù tăng ít nhưng việc sắp xếp các dự án, lựa chọn khắt khe để tạo ra hiệu quả đầu tư cao hơn, có thể tạo ra sự lan tỏa nhất định đối ngành BĐS, xây dựng.

Ngoài ra, việc tập trung xử lý nợ xấu, tạo thanh khoản, tháo gỡ những điểm vướng mắc trong giải ngân gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng, hướng dòng tiền vào người mua nhà cũng là động lực lớn giúp hồi phục thị trường.

Mặc dù, BĐS đã từng bị coi là “tội đồ” của nền kinh tế. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực kinh tế căn bản nên việc chấn chỉnh, phục hồi, minh bạch thị trường này có tác động thúc đẩy nhiều lĩnh vực kinh tế khác. Trong năm nay, việc giải quyết khó khăn của thị trường BĐS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ hướng đến.

Dự báo trong 2 năm 2014 – 2015, Việt Nam sẽ có sự phục hồi tăng trưởng và khởi sắc ở nhiều thị trường, trong đó có BĐS. Đặc biệt, khi niềm tin của thị trường và DN quay trở lại sẽ tạo tiền đề vững chắc để nền kinh tế phát triển bền vững hơn.

Người dân và DN có thể trông chờ những điểm mới gì từ chính sách vĩ mô giúp làm ấm dần thị trường BĐS, thưa ông?

Trước hết, những khó khăn, vướng mắc có liên quan đến tiếp cận nguồn vốn từ gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng đang được tháo gỡ và sẽ sớm được thông qua, dự kiến vào cuối quý I/2014. Cụ thể như: Tiêu chí nhà ở xã hội có thể thành nhà ở phổ thông hoặc nhà ở cho người có thu nhập trung bình thấp để mở rộng đối tượng tiếp cận nguồn vốn được rộng rãi hơn;

Ngoài ra, những thủ tục hành chính có liên quan như xác định chưa có nhà tại nơi cư trú cũng sẽ được tạo điều kiện thực hiện thuận tiện và dễ dàng hơn; Thời hạn cho vay mua nhà có thể sẽ tăng lên đến 15 năm, giúp người có nhu cầu không quá áp lực với vấn đề trả nợ.

Đặc biệt, NHNN sẽ giảm mạnh hơn lãi suất cho vay với gói tín dụng nhà ở, tạo động lực thúc đẩy sức cầu gia tăng mạnh mẽ. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng cho phép vận động linh hoạt chứ không chỉ căn cứ trên tiêu chí diện tích căn hộ… Bên cạnh việc nới lỏng đó, Chính phủ cũng sẽ song hành với việc thành lập bộ máy kiểm tra, giám sát chặt chẽ để hạn chế tối đa những trường hợp gian lận dưới nhiều hình thức, giúp thị trường và nguồn tiền vào BĐS trở nên minh bạch hơn.

Ngoài gói 30.000 tỷ đồng, còn dòng tín dụng nào đáng kể có thể vực dậy thị trường, thưa ông?

Ngân hàng Xây dựng đề xuất cùng với 4 NHTM liên kết thành lập một gói tín dụng có thể từ 70 - 100 nghìn tỷ đồng cho vay BĐS. Gói này sẽ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng và phát triển nhà ở cho người có thu nhập trung bình; xây dựng sửa chữa nhà ở thông thường khi người dân có nhu cầu, dự kiến sẽ tạo ra sức lan tỏa và hồi phục nhanh hơn cho thị trường BĐS.

Theo như chủ trương này, Ngân hàng Xây dựng sẽ vào cuộc với tư cách ngân hàng của người mua, còn 4 NHTM sẽ tham gia cùng với nhà phát triển dự án, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa ngân hàng, nhà cung ứng vật liệu xây dựng, nhà phát triển dự án và khách hàng. Như vậy cả cung và cầu sẽ được giải quyết một cách ổn thỏa, tạo động lực cho thị trường BĐS phát triển hài hòa, bền vững.

Xin cảm ơn ông!

Nam Phương

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Việt kiều có thể kinh doanh địa ốc như người trong nước (28/02/2014)

>   Bộ Xây dựng: Đúng sao phải sửa hay sai còn cố cãi? (28/02/2014)

>   Nam Long có đang “mắc kẹt” tại dự án Long An? (28/02/2014)

>   Nhà xưởng xây sẵn hút nhà đầu tư (28/02/2014)

>   Tiền sử dụng đất ‘đè’ doanh nghiệp (28/02/2014)

>   TP.HCM kiến nghị Chính phủ “cứu” thị trường địa ốc (27/02/2014)

>   Người mua căn hộ khốn khổ vì Thông tư 16 (27/02/2014)

>   Bất động sản đang ấm lên? (27/02/2014)

>   Khó khăn, doanh nghiệp đua nhau ở ghép (27/02/2014)

>   Sóng ngầm liên kết, mua bán sáp nhập dự án (27/02/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật