Tây Ban Nha bắt đầu tư nhân hóa ngân hàng được giải cứu Bankia
Chính phủ Tây Ban Nha vừa chào bán 7.5% cổ phần của mình tại ngân hàng quốc doanh Bankia.
Hiện Chính phủ Tây Ban Nha đang nắm giữ 68% cổ phần tại Bankia sau khi bơm cho ngân hàng này gói cứu trợ 18 tỷ EUR do EU tài trợ trong bối cảnh sự lao dốc của thị trường bất động sản đã đẩy thị trường tài chính nước này đến bên bờ vực sụp đổ.
Kể từ thời điểm đó đến nay, ngân hàng được giải cứu lớn nhất của Tây Ban Nha đã làm ăn có lãi trở lại. Cổ phiếu của nhà cho vay này đã tăng 29% trong năm 2014 và khép phiên giao dịch ngày thứ Năm tại 1.58 USD/cp.
Năm 2013, Bankia thu về khoản lãi 512 triệu USD, trái với mức thua lỗ 19.2 tỷ EUR trong năm liền trước – đánh dấu con số lỗ lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp Tây Ban Nha.
Theo dự kiến, Chính phủ Tây Ban Nha sẽ tiếp tục bán số cổ phần còn lại tại Bankia trong năm nay nhưng tổng số cổ phần bán ra sẽ không vượt quá 18% vì Chính phủ vẫn muốn nắm quyền kiểm soát ngân hàng này.
Thu Ngân (Theo BBC)
Công Lý
> Vàng vượt 1,300 USD/oz sau nhận định của Chủ tịch Janet Yellen (28/02/2014)
> Ngân hàng Hoàng gia Scotland lỗ nặng trong năm 2013 (27/02/2014)
> EU đầu tư 1 tỷ euro hỗ trợ các dự án kỹ thuật số (27/02/2014)
> Ngân hàng Mỹ 2013: Lợi nhuận cao mọi thời đại, cho vay/huy động thấp kỷ lục (27/02/2014)
> Slovenia sắp thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (27/02/2014)
> Anh siết chặt giám sát chi nhánh ngân hàng nước ngoài (27/02/2014)
> Vụ sàn Bitcoin biến mất: Nhà chức trách Mỹ vào cuộc (27/02/2014)
> Nhân dân tệ mất giá, vì sao? (27/02/2014)
> Vàng sụt lần đầu trong 4 phiên, bạc rớt hơn 3% (27/02/2014)
> Quy định của EU gây hại 20 tỷ USD cho nước Anh (26/02/2014)