Thứ Năm, 27/02/2014 09:59

Tập đoàn Hoa Sen kỳ vọng sẽ tăng 10 lần doanh thu tại Bắc Mỹ nhờ TPP

Tập đoàn Hoa Sen kỳ vọng sẽ tăng gấp 10 lần doanh thu tại Bắc Mỹ trong vòng một năm sau khi có thỏa thuận hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đó là chia sẻ của ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) vào ngày 14/02 với phóng viên Bloomberg.

 

 Chủ tịch Lê Phước Vũ.

Vừa qua, 12 quốc gia đã có một cuộc đàm phán quan trọng về TPP tại Singapore. Với động thái này, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen kỳ vọng hiệp định TPP có thể sớm thành công. Ông Lê Phước Vũ cho biết: "Nếu Việt Nam thành công trong việc gia nhập TPP, chúng tôi sẽ có một cơ hội rất lớn" bởi Tập đoàn Hoa Sen sẽ có khả năng tăng xuất khẩu sang các thị trường, trong đó có Mexico và Chile. "Với sự gia tăng tổng sản lượng xuất khẩu sang Bắc và Nam Mỹ, chúng tôi có thể sẽ thuê cả chuyến tàu để giảm chi phí vận chuyển và tăng lợi thế cạnh tranh của Tập đoàn."

Theo HSBC Holdings (HSBA), Việt Nam có khả năng sẽ là "Người chiến thắng" từ hiệp định TPP trong tháng 12. Trong khi Nhật Bản và Malaysia cũng sẽ được hưởng lợi "các lợi thế có thể sẽ là đặc biệt lớn cho Việt Nam" - Izumi Devalier, một nhà kinh tế của HSBC tại Hong Kong cho biết và ước tính hiệp định có thể đem lại mức tăng lên đến 10% GDP và thu nhập từ nước ngoài vào năm 2020.

Theo một nghiên cứu của Peter Petri, Michael Plummer và Fan Zhai thì Việt Nam sẽ là người hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định, nhất là từ việc gia tăng xuất khẩu trong khu vực khi sự thống trị của Trung Quốc đang mờ dần.

Petri - Giáo sư tài chính quốc tế tại Đại học Brandeis ở Waltham, Massachusetts cho biết: "Nếu nghĩ về khu vực TPP, Việt Nam đang dần vượt xa khỏi mức thu nhập thấp. Đặc biệt, khi mọi người đang di chuyển ra khỏi Trung Quốc thì Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh rất mạnh mẽ."

Trung tâm thương mại

Theo Fred Burke, Giám đốc điều hành tại Tp.Hồ Chí Minh của công ty luật Baker & McKenzie thì TPP sẽ đem lại cho Việt Nam cơ hội để trở thành một trung tâm thương mại của khu vực, một phần dựa vào vị trí "lý tưởng" của mình tại biên giới phía Nam của Trung Quốc.

Virginia Foote - Giám đốc tư vấn thương mại tại Hà Nội của Công ty Chiến lược toàn cầu Bay cho biết, các tiêu chuẩn theo yêu cầu của TPP "sẽ có một lợi ích về mặt danh tiếng cho Việt Nam, và có thể khiến một số nhà nhập khẩu ở Mỹ và các nơi khác nghĩ về các công ty Việt Nam như nhà cung cấp tiềm năng."

Hoa Sen hy vọng sẽ được hưởng lợi từ một hiệu ứng lan tỏa như vậy. Công ty dự kiến sẽ xuất khẩu ít nhất 120,000 tấn/năm đến Bắc Mỹ trong vòng một năm sau khi có thỏa thuận về TPP, so với mức gần 12,000 tấn hiện tại, ông Vũ nói.

Toàn cảnh nhà máy của Tập đoàn Hoa Sen

Các nhà sản xuất dệt may

Theo báo cáo thường niên của công ty, Hoa Sen xuất khẩu khoảng 280,000 tấn trong niên độ kết thúc ngày 30/09/2013 với doanh thu đạt 252 triệu USD, tương đương khoảng 45% tổng doanh thu. Doanh thu xuất khẩu của công ty đã tăng từ 5 triệu USD trong năm kết thúc ngày 30/09/2009. Giá cổ phiếu của công ty đã tăng 19% trong năm nay.

"Chúng tôi muốn nhìn rộng hơn ra thế giới", ông Vũ nói. " Doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng nghĩ rằng họ là nhỏ nhưng thực sự không phải vậy. Chúng tôi có thể nghĩ đến các khu vực lớn hơn."

Các nhà sản xuất hàng may mặc của Việt Nam, đóng góp 14% tổng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam năm 2013, đã mở rộng hoạt động. Tháng trước, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) đã đồng ý cho Tập đoàn Dệt may Việt Nam vay 600 triệu USD để xây dựng các nhà máy nhằm tăng năng lực sản xuất và xuất khẩu để đón đầu TPP.

Theo báo cáo tháng trước của Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) về Công ty Dệt may Thành Công (TCM), một thỏa thuận cuối cùng có thể loại bỏ thuế quan đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ, hiện ở mức trung bình khoảng 17%. Lợi nhuận của Thành Công có thể tăng 20% mỗi năm từ năm 2015 khi một hiệp ước có hiệu lực, Chứng khoán FPT dự đoán.

Trung Quốc cộng 1

"Các công ty đã sử dụng Việt Nam cho chiến lược Trung Quốc cộng 1", ông Michael Michalak, cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam và hiện là nhà tư vấn về Đông Nam Á của Kirkland tại Washington cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. "Việt Nam đang chuyển động lên trên đường cong công nghệ, ngày càng tăng giá trị gia tăng và làm cho Việt Nam trở thành một nhân tố quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu."

Những nhà sản xuất thép Việt Nam đang đánh cược rằng hiệp ước thương mại sẽ thúc đẩy một sự thay đổi trong hình ảnh của đất nước về khả năng sản xuất các sản phẩm cao cấp hơn so với quần áo và giày dép. Ngành công nghiệp này đang mở rộng dây chuyền sản xuất và tham gia vào các chương trình xúc tiến thương mại với dự đoán về các cơ hội từ TPP, theo trang web của Trung tâm Xúc tiến Thương mại Hà Nội.

Thuế suất nhập khẩu

Việc là thành viên TPP sẽ cho phép các nhà sản xuất thép của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu và giảm hàng tồn kho, Chứng khoán VPBank cho biết trong một nghiên cứu vào tháng 12 vừa qua. Trong số các quốc gia TPP - Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam - Hoa Sen cho biết phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu 25% ở Mexico, 6% ở Chile và 5% đối với một số sản phẩm ở Peru.

Ông Vũ cho biết sản lượng của Hoa Sen sẽ tăng lên khoảng 1 triệu tấn trong năm nay từ khoảng 600,000 tấn vào năm 2013, và công ty có thể đầu tư vào các nhà máy ở Indonesia, Myanmar và Thái Lan.

“Người ta thường nghĩ về Việt Nam như là một nước xuất khẩu các sản phẩm truyền thống như dầu thô, hải sản và các sản phẩm nông nghiệp như cao su, cà phê và gạo” - ông Vũ nói. “Chúng tôi tự hào là một trong số những doanh nghiệp có thể sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp đến các thị trường khác. Trước đây Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan có thể làm điều này, nay thì Việt Nam cũng có thể”.

Theo Jason Folkmanis/Bloomberg

HSG

Các tin tức khác

>   Lợi nhuận ròng của Airbus trong năm 2013 đạt 2 tỷ USD (26/02/2014)

>   STB: BCTC RIÊNG KT 2013 (26/02/2014)

>   BĐS 2013: Xả bớt hàng tồn, lợi nhuận bay cao (28/02/2014)

>   HVG: BCTC RIÊNG CTY MẸ Q4-2014 (26/02/2014)

>   SHV: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014 (26/02/2014)

>   VCB: Nhắc nhở chậm công bố điều chỉnh số liệu BCTC năm 2012 theo kiểm toán Nhà nước (26/02/2014)

>   MPC: Giải trình chậm công bố BCTC Q4-2013 (26/02/2014)

>   VHC: Nghị quyết HĐQT thu hồi cổ phiếu ESOP của CBNV thôi việc (26/02/2014)

>   SKS: Báo cáo quản trị công ty năm 2013 (26/02/2014)

>   STB: Nghị quyết Hội đồng quản trị ngày 25-02-2014 (26/02/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật