Chủ Nhật, 23/02/2014 10:10

Sự thật nghiệt ngã về “thiên đường” Bắc Âu

Cả thế giới đã nhầm? Hay nói cách khác là chúng ta đã bị lừa khi “tin sái cổ” vào một xã hội giàu có, hạnh phúc như một thiên đường của các nước thuộc khu vực Scandinavi hay còn gọi là Bắc Âu.

Những ngày gần đây, cả châu Âu đang sôi sục với một bài báo đăng trên tờ The Guardian (Anh) với tiêu đề: “Vùng đất tăm tối hay sự thật nghiệt ngã về sự thần kỳ của Bắc Âu”. Bài báo đã vạch ra một bộ mặt hoàn toàn khác và những sự thật khá “sốc”, trái ngược hẳn với những hình dung bấy lâu nay của cả thế giới về các quốc gia nằm trên bán đảo này. Bài báo của The Guardian sau đó được tờ Courrier International (Pháp) trích dẫn với dòng tựa: Sự thật về “huyền thoại Bắc Âu” và ngay sau đó, một cuộc tranh luật gay gắt đã nổ ra. Tác giả bài báo đã nhận được sự phản ứng dữ dội của “nạn nhân”, kèm với đó là những lời giải thích cho rằng góc nhìn của tác giả quá hạn hẹp và nhiều chỗ không chính xác.

Người biểu tình đụng độ với cảnh sát gần một trại tị nạn ở Copenhagen (Đan Mạch) hồi năm 2008

Dường như để “khiêu khích” hay chọc tức các nước Bắc Âu, bài báo của The Guardian mở đầu bằng đoạn: Ở Đan Mạch, các chương trình truyền hình toàn là rác rưởi, đàn ông Phần Lan là những kẻ chỉ biết say sưa và Thụy Điển không thể là một mô hình dân chủ để các nước khác cần phải học tập.

Tiếp theo đó, bài báo đã vạch ra những “vùng đất tối” của từng quốc gia Bắc Âu. Đối với Đan Mạch, tờ báo chỉ ra nhiều vấn đề mà nước này đang gặp phải. Theo thống kê của tổ chức OECD người Đan Mạch làm việc ít giờ hơn mỗi năm so với hầu hết các phần còn lại của thế giới, đồng thời năng suất cũng rất...vớ vẩn. Để có tiền chi tiêu và duy trì cuộc sống, hơn một nửa trong số các hộ gia đình Đan Mạch thừa nhận họ đang phải đi vay nợ, kể cả vay từ các tổ chức tín dụng đen với lãi suất cắt cổ. Chính vì thế mà theo thống kê, nợ các hộ gia đình người Đan Mạch đang thuộc hàng cao nhất thế giới, với mức gấp 4 lần người Ý, vượt xa ngưỡng mà Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) phải cảnh báo.

Người Đan Mạch hiện đang phải đóng nhiều thuế nhất trong khi mức tiền lương trung bình của họ chỉ cao thứ 6 thế giới. Trong một số cuộc khảo sát gần đây, Đan Mạch được xếp là quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới, nhưng có một thực tế là người dân nước này tiêu thụ thuốc chống trầm cảm nhiều thứ hai thế giới, sau Island.

Có lẽ bí mật “bẩn” nhất của Đan Mạch là quốc gia này đốt nhiều than không kém bất kỳ một nước phát triển nào mặc dù theo một báo cáo của Quỹ bảo vệ thiên nhiên quốc tế năm 2012, họ có “hệ số sinh thái bình quân đầu người” lớn thứ tư thế giới.

Người biểu tình đụng độ với cảnh sát gần một trại tị nạn ở Copenhagen (Đan Mạch) hồi năm 2008

Chưa hết, nền kinh tế Đan Mạch cũng đang lao dốc. Theo báo chí của chính nước này, trong 10 năm qua, số người sống dưới ngưỡng nghèo khổ đã tăng gấp đôi. Bên cạnh đó là nạn nhập cư ào ạt, tình trạng an ninh không đảm báo, và đặc biệt là chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang dâng cao.

Đến với Phần Lan, The Guardian cho hay, nước này hiện xếp thứ ba thế giới về sở hữu vũ khí cá nhân (sau Mỹ và Yemen). Theo thống kê, nạn giết người ở Phần Lan nhiều nhất các nước Tây Âu, cao gấp 2 lần nước Anh. Tỷ lệ người tự tử nước này cũng dẫn đầu các nước trong vùng Scandinavi. Đó là chưa kể nạn rượu chè be bét, tình trạng mất an ninh nghiêm trọng. Rượu bây giờ là nguyên nhân tử vong hàng đầu cho nam giới Phần Lan. Các trường đại học Phần Lan cũng mất dần sức hút so với trước kia bởi tình trạng mất an ninh này. Đáng chú ý nhất là vào năm 2008, một nam sinh đã sát hại đến 10 người bạn của mình.

Về phần Na Uy, tờ báo chú ý đến nạn bài ngoại đang rất trầm trọng. Làn sóng bài Hồi Giáo cũng luôn âm ĩ trong xã hội. Về kinh tế, nước này giàu có chủ yếu dựa vào dầu hỏa. Thế nhưng, mặt trái của nền kinh tế dầu hỏa đó là nạn tham nhũng.

Đối với Thụy Điển, tờ The Guardian cho rằng, người Thụy Điển sống quá vị thân vị kỉ, chỉ biết có mình. Åke Daun, nhà dân tộc học nổi tiếng nhất của Thụy Điển đã từng thừa nhận trong cuốn sách mới nhất của mình rằng: "Người Thụy Điển không "mạnh mẽ" như công dân của một số người khác".

Hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên nước này hiện cao hơn mức bình quân của Liên Hiệp Châu Âu. Cũng giống như những gì đang xảy ra tại Na Uy và Đan Mạch, chủ nghĩa dân tộc cực đoan (cánh hữu) đang phát triển và ngày càng trầm trọng. Cách đây vài năm, Viện nghiên cứu ý kiến công chúng Thụy Điển đã tiến hành một cuộc khảo sát trong giới trẻ nước này bằng việc đề nghị họ “mô tả đồng bào của mình”. Kết quả là 7 tính từ được lựa chọn nhiều nhất là: ghen tị, khó tính, cần cù, thương người, yên tĩnh, trung thực, và bài ngoại.

Chưa hết, nước này tuy xưng là trung lập, nhưng lại là một cường quốc xuất khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới. Tác giả bài báo trên The Guardian cho rằng Thụy Điển sẽ tiếp tục phát triển kinh tế mạnh nhờ vào thương hiệu đặc trưng của “chủ nghĩa độc tài hiện”, trong đó chính phủ nước này ngày càng có thiên hướng kiềm chế các quyền tự do , ngăn chặn sự bất đồng chính kiến ​​và cắt đứt liên kết giữa vợ và chồng, con cái và cha mẹ, người già và trẻ em của họ.

Lê Trí

infonet

Các tin tức khác

>   Người dân ít biết về dự án đầu tư công (22/02/2014)

>   Bác đề nghị quản lý giá hàng không của Bộ Giao thông (22/02/2014)

>   Nhiều chủ doanh nghiệp nợ lương hàng tỷ đồng bỏ trốn (22/02/2014)

>   Truy tố một điều tra viên trong chuyên án Năm Cam (22/02/2014)

>   Yingluck chuyển chỗ ở liên tục để tránh người biểu tình (22/02/2014)

>   Người Việt vào casino: “Điều kiện đủ” cho thị trường 3 tỷ USD (21/02/2014)

>   Chủ tịch Quốc hội: “Làm gì có doanh nghiệp của Bộ Giao thông Vận tải” (21/02/2014)

>   Vì sao tăng hoạt động biên phòng cạnh siêu dự án Formosa? (21/02/2014)

>   Bắt Chủ tịch Địa ốc An Khang và Trưởng phòng TN&MT Vũng Tàu (21/02/2014)

>   Tạm dừng lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội (21/02/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật