Thứ Tư, 26/02/2014 14:41

Giá cà phê tăng 53% từ đầu năm

Giá cà phê giao tháng 3-2014 tại Mỹ tăng khoảng 53% từ đầu năm đến nay do Brazil hạn hán nghiêm trọng gây ra sự thiếu hụt cà phê trên toàn cầu.

Brazil là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Cà phê Brazil chủ yếu được trồng ở phía đông nam, bao gồm các bang Sao Paulo, Minas Gerais và Parana - các khu vực bị hạn hán nghiêm trọng nhất.

Hạn hán tại Brazil gây ra hiệu ứng domino cho giá cà phê trên toàn cầu. Tổng Thư ký Hiệp hội cà phê Tanzania Adolph Kumburu cho biết từ đầu năm đến nay, giá cà phê Tanzania cũng tăng tại thị trường New York và London. Nếu hạn hán tại Brazil tiếp tục, giá cà phê Tanzania sẽ tiếp tục tăng, dẫn đến tăng doanh thu của nhà xuất khẩu cà phê và chính phủ.

Yếu tố khí hậu

Công ty thực phẩm Mỹ Volcafe cho Bloomberg biết do hạn hán tại Brazil, thế giới sẽ phải đối mặt tình trạng thiếu cà phê trong mùa vụ 2014-2015. Nhà giao dịch hàng hóa Anh ED&F Man Holdings dự báo thị trường cà phê sẽ thiếu 5 triệu bao (1 bao = 60kg), điều này có nghĩa thế giới phải đối mặt với tình trạng thiếu cà phê và giá cả tăng cao.

Volcafe cũng dự báo người trồng cà phê Brazil chỉ thu hoạch 51 triệu bao cà phê trong mùa vụ 2014-2015, thấp hơn nhiều so với sản lượng dự báo là 60 triệu bao và cũng thấp hơn sản lượng năm ngoái là 57,2 triệu bao.

Ông Jim Hanna của chuỗi cửa hàng cà phê Starbucks nói trong một cuộc phỏng vấn: “Nếu thời tiết tại Brazil ngày càng khô hạn, chuỗi cung ứng của công ty sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn".

Nguồn gốc của vấn đề

Thời tiết khô hạn của Brazil có lẽ chỉ là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt cà phê trên toàn cầu, nguyên nhân cơ bản nhất là người tiêu dùng cà phê ngày càng nhiều khiến nhu cầu cà phê gia tăng. Người tiêu dùng tại Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và các nước mới nổi khác cũng đang gia tăng tiêu dùng cà phê.

Bà Kim Elena Ionescu, Giám đốc Phát triển của Công ty Counter Culture (Mỹ) cho biết cho dù Brazil có hạn hán hay không, cuộc cạnh tranh mua cà phê chất lượng cao sẽ ngày càng khốc liệt hơn, giá cả cũng sẽ tăng theo. Trước đây, các nước đang phát triển sản xuất cà phê cho các nước phát triển uống. Nhưng giờ, các nước có truyền thống chỉ sản xuất cà phê như Brazil và các nước khác cũng bắt đầu tăng lượng tiêu thụ cà phê.

Bà Kim nhấn mạnh sản xuất cà phê rất khó cơ giới hóa, cuối cùng cũng sẽ dẫn đến tình trạng nhu cầu vượt quá nguồn cung.

Phúc Minh

tbktsg

Các tin tức khác

>   Xuất khẩu gạo giảm cả lượng và giá trị (26/02/2014)

>   Xuất khẩu gạo giảm cả lượng và giá trị (25/02/2014)

>   Giá cà phê tăng, người dân vẫn chưa muốn bán (25/02/2014)

>   VRA đề nghị giảm sản lượng khai thác mủ cao su (25/02/2014)

>   Trợ giá lúa gạo: Bài học từ Thái Lan (24/02/2014)

>   Nín thở vì gạo Thái (23/02/2014)

>   Ảm đạm xuất khẩu nông sản đầu năm (22/02/2014)

>   Lúa, gạo được miễn thuế nhập khẩu theo hạn ngạch từ Lào (21/02/2014)

>   Thái Lan bán tháo gạo, thị trường thế giới trở nên bất ổn (20/02/2014)

>   Trung Quốc hủy nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột (19/02/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật