Thứ Hai, 17/02/2014 15:37

FLC: Vượt kế hoạch và dấu ấn TGĐ Doãn Văn Phương

Kết quả kinh doanh năm 2013 của CTCP Tập Đoàn FLC tuy khả quan nhưng đã không còn tạo được sự bất ngờ bởi đã được truyền thông nhắc đến nhiều trong suốt thời gian qua.

Theo BCTC hợp nhất 2013 chính thức, FLC đạt lãi ròng 96.49 tỷ đồng, gấp 1.7 lần so với năm trước và vượt 5% kế hoạch đề ra.

Cụ thể, trong năm 2013, FLC ghi nhận doanh thu hơn 1,747 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước và thực hiện 98% kế hoạch. Trong cơ cấu doanh thu của FLC, doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng hơn 92%, đạt 1,612 tỷ đồng và doanh thu từ bất động sản chỉ chiếm tỷ trọng 6% khi đạt 101 tỷ đồng.

Doanh thu tăng mạnh đã kéo theo lãi gộp năm 2013 tăng gấp 3 năm trước, gần 132 tỷ đồng. Nhờ đó, lãi trước thuế của FLC đạt 135.21 tỷ đồng, gấp 3.5 lần năm trước và vượt 18% kế hoạch năm.

Tại thời điểm 31/12/2013, đầu tư tài chính ngắn hạn của FLC giảm đi một nửa so với đầu năm khi chỉ còn 350 tỷ đồng, bao gồm chủ yếu là khoản đầu tư (hợp tác kinh doanh và ủy thác đầu tư) 300.5 tỷ đồng vào Công ty TNHH Newland Holding Việt Nam. Tại thời điểm đầu năm, đầu tư của FLC vào công ty này lên đến hơn 640 tỷ đồng.

Đầu tư vào công ty liên kết cũng tăng mạnh gần 300 tỷ đồng vào cuối năm 2013. Bao gồm việc góp 297 tỷ đồng vào vốn điều lệ của CTCP Đầu tư địa ốc Alaska; 79.9 tỷ đồng vào CTCP FLC Golf & Resort và 59.8 tỷ đồng vào CTCP Liên doanh đầu tư Quốc tế KLF (HNX: KLF).

Trong đó, riêng với Alaska thì FLC đang có khoản phải trả lên đến hơn 111 tỷ đồng.

Giá trị tồn kho của FLC cũng tăng mạnh 46 lần so với đầu năm khi ở mức 92 tỷ đồng, trong đó tồn kho hàng hóa bất động sản gần 78 tỷ đồng và tồn kho hàng hóa 14 tỷ đồng.

Dấu ấn Tổng Giám đốc Doãn Văn Phương

Một điểm đáng chú ý trong BCTC 2013 của FLC là những giao dịch liên quan đến ông Doãn Văn Phương - TGĐ FLC. Theo đó, tại thời điểm cuối quý 4/2013, FLC có khoản vay ngắn hạn 50 tỷ đồng của ông Phương, chiếm gần 50% tổng vay ngắn hạn. Khoản phải trả khác hơn 116 triệu đồng cho ông Phương cũng đã được thực hiện trong năm 2012.

Ngoài ra, ông Phương cũng là người được hưởng mức thù lao cao nhất và nổi bật trong Ban Tổng Giám đốc công ty FLC. Theo đó, ông nhận thù lao tổng cộng hơn 1 tỷ đồng trong năm 2013, tăng gần 400 triệu đồng so với năm trước. Người nhận thù lao cao thứ 2 trong Ban TGĐ FLC là Phó TGĐ Trần Thế Anh với số tiền 405 triệu đồng.

Trong phần thù lao Ban Kiểm soát, ông Phương cũng là một trong những người được trả thù lao cao nhất với 60 triệu đồng.

Tài liệu đính kèm:
20140217 - FLC - BCTC HN Q4 2013.pdf

Phương Châu

Công Lý

Các tin tức khác

>   FLC: BCTC CT Mẹ Q4-2013 (17/02/2014)

>   FCN: BCTC CT mẹ Q4-2013 (17/02/2014)

>   FCN: Lãi ròng cả năm 114 tỷ, đạt 95% kế hoạch (17/02/2014)

>   Điểm doanh nghiệp quý 4 lãi đột biến giúp cả năm thoát lỗ (17/02/2014)

>   DQC: BCTC HN Q4-2013 (17/02/2014)

>   DQC: BCTC CTY MẸ Q4-2013 (17/02/2014)

>   LTC: Báo cáo tài chính quý 4/2013 (công ty mẹ) (17/02/2014)

>   L18: Báo cáo tài chính quý 4/2013 (17/02/2014)

>   VOS: Tiếp tục lỗ 194 tỷ trong năm 2013 (18/02/2014)

>   PVS: Lãi ròng 2013 vượt 92% kế hoạch (18/02/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật