Thứ Sáu, 14/02/2014 19:20

Có thể nới thời hạn cho bên vay từ gói 30.000 tỷ

“Các ngân hàng thương mại nên căn cứ vào tình hình tài chính thực tế doanh nghiệp, dòng tiền, khả năng bán dự án đến đâu để cho vay, không nên đẩy áp lực về phía Ngân hàng Nhà nước”.

Liên quan đến gói cho vay hỗ trợ nhà ở, Ngân hàng Nhà nước sẽ nghiên cứu đề xuất nới rộng thêm một thời gian cho bên vay, đảm bảo các khoản vay được hưởng cơ chế như quy định

Đó là ý kiến từ ông Trần Xuân Châu, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước), sau khi Ngân hàng Nhà nước nhận được nhiều kiến nghị mở rộng tỷ lệ cho vay đối với doanh nghiệp ở mức cao hơn hiện tại, nhằm tháo gỡ khó khăn đối với gói 30 nghìn tỷ đồng cho vay hỗ trợ nhà ở.

Với các kiến nghị từ ngân hàng thương mại và bên vay muốn nới thời hạn vay để hưởng lãi suất ưu đãi thì theo ông Châu, quy định hiện nay là doanh nghiệp vay 5 năm, người dân vay 10 năm. Ngân hàng Nhà nước sẽ nghiên cứu đề xuất nới rộng thêm một thời gian cho bên vay, đảm bảo các khoản vay được hưởng cơ chế như quy định.

“Thậm chí, Ngân hàng Nhà nước sẽ làm việc lại với Bộ Xây dựng, kéo dài thêm thời gian sau khi món vay đã đủ 5 hay 10 năm. Vì lúc đó, vốn gốc, lãi lúc đó còn rất ít, nên có thể thời hạn vay doanh nghiệp có thể đề xuất lên 10 năm, còn người dân là 15 năm chẳng hạn, để giúp bên vay cơ cấu tài chính tốt hơn”, ông Châu nói.

Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng còn cho biết, Ngân hàng Nhà nước có thể nghiên cứu để bổ sung thêm đối tượng vay vốn gói 30 nghìn tỷ đồng đối với trường hợp doanh nghiệp, cá nhân sinh sống tại địa bàn mà không bị ràng buộc về chỗ ở (hộ khẩu, cư trú dài hạn...) như quy định hiện hành.

Với các kiến nghị điều chỉnh lãi suất, ông Châu nói: “Việc điều chỉnh lãi suất hiện là 5%/năm, muốn thấp hơn khó lắm, nhất là trong điều kiện hiện nay vì đầu vào đã là 8%/năm hoặc hơn. Nhà nước chỉ mới tính đến bù lãi suất ở mức trên là hợp lý.

Tuy nhiên, trong quy định cũng nói rõ là hàng năm, Ngân hàng Nhà nước cam kết sẽ điều chỉnh lãi suất, làm sao đó để ở mức 50% lãi suất thị trường. Nếu như theo quy định này thì phải ở mức 6% nhưng Ngân hàng Nhà nước đã mạnh dạn hạ xuống còn 5% là đã giảm nhiều rồi”.

Liên quan đến kiến nghị miễn giảm trách nhiệm nếu có rủi ro đối với tổ chức tín dụng cho vay, theo ông Châu, khi ngân hàng thương mại cho vay, phải tự đánh giá mức độ rủi ro của dự án và khách hàng vay. Không thể yêu cầu Nhà nước quy định trong văn bản là nếu cho vay không trúng thì đừng quy tội cho ngân hàng được.

“Chúng tôi cũng thấy rằng, các ngân hàng khi cho vay gói 30 nghìn tỷ thì nên cho vay theo chuỗi 4 nhà, khép kín từ khâu lập dự án, giải phóng mặt bằng, đến lên dự toán, cấp vật liệu, triển khai dự án và bán hàng”, ông Châu nói.

Nguyễn Hoài

vneconomy

Các tin tức khác

>   SJS: Vượt kế hoạch sau hai năm lỗ nặng, giá cổ phiếu bay cao (15/02/2014)

>   Petroland: Lỗ cao kỷ lục, cổ phiếu rớt giá thê thảm (14/02/2014)

>   BĐS Phát Đạt: Giãn nợ, giảm giá bán nhưng sẽ vẫn còn lao đao?! (19/02/2014)

>   Địa ốc Hòa Bình: Lãi hợp nhất 2013 giảm 57%, chỉ thực hiện 30% kế hoạch (14/02/2014)

>   HAG: Lãi ròng hơn 900 tỷ, nợ phải trả 16,000 tỷ và VCSH 13,000 tỷ (14/02/2014)

>   CTD: Lãi ròng 2013 gần 259 tỷ đồng, vượt 18% kế hoạch (16/02/2014)

>   Số phận khoản ủy thác đầu tư gần 500 tỷ của Hòa Phát thế nào? (14/02/2014)

>   Nhà Khang Điền lỗ kỷ lục kể từ khi thành lập (14/02/2014)

>   Vinaconex: Lãi quý 4 tăng 5.5 lần nhờ chuyển nhượng Xi măng Cẩm Phả (14/02/2014)

>   Chủ tịch BIDV: “Phải khoanh nợ cho bất động sản” (14/02/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật