Thứ Tư, 19/02/2014 16:08

CMX: Quý nào cũng lãi, vì sao cả năm bất ngờ lỗ hơn trăm tỷ?

BCTC hợp nhất quý 4/2013 của CTCP Chế biến Thủy sản & XNK Cà Mau vừa công bố cho thấy cả năm lỗ ròng 127.8 tỷ đồng dù tất cả các quý trong năm đều có lãi.

Cụ thể, cả năm CMX ghi nhận doanh thu thuần đạt 603 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ năm trước; giá vốn cao hơn doanh thu khi ghi nhận 649 tỷ đồng. Do đó, công ty bị lỗ gộp 46 tỷ đồng, sau khi trừ đi các chi phí phát sinh thì lỗ ròng lên mức 127.8 tỷ đồng. Đây là mức lỗ khủng trong quá trình hoạt động những năm qua của CMX.

Một điều kỳ lạ là nhìn vào kết quả công bố ở tất cả các quý trong năm, không có quý nào công ty bị lỗ thế nhưng kết quả tổng kết năm lại bị lỗ lên đến 127.8 tỷ đồng. Riêng trong quý 4, CMX ghi nhận 173 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất, lãi ròng 1.7 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh qua các quý của CMX (Đvt: triệu đồng)

Chính vì khoản lỗ trên mà vốn chủ sở hữu của công ty chỉ còn lại 33 tỷ đồng, bằng 1/5 năm trước. Tổng tài sản theo đó cũng giảm gần 100 tỷ đồng, xuống 626.6 tỷ đồng.

Vì sao?

Có thể thấy, điểm khác biệt lớn so với các kỳ trước, trong quý 4 này, công ty bắt đầu hạch toán hợp nhất cùng 1 công ty con là Công ty TNHH Thủy sản Camimex (sở hữu 99.72% vốn). Tuy nhiên, đây lại là một công ty mới thành lập theo quyết định của HĐQT họp ngày 10/05/2013. Số liệu báo cáo tài chính quý 4 giữa hợp nhất và công ty mẹ không chênh lệch nhiều cho thấy mức độ ảnh hưởng của đơn vị này không cao trong hoạt động kinh doanh chính.

So sánh BCTC hợp nhất và công ty mẹ (Đvt: Triệu đồng)

Vậy khoản lỗ lớn đến từ đâu?

Nếu so sánh giữa báo cáo công ty mẹ và báo cáo hợp nhất sẽ thấy số liệu chênh lệch đột biến nhất nằm tại chỉ tiêu thu nhập khác trong cột số liệu lũy kế cả năm 2013. Khoản thu nhập khác cả 136 tỷ đồng của công ty mẹ đã gần như bị triệt tiêu khi hợp nhất, chỉ còn lại chưa đến 5 tỷ đồng.

Với lỗ thuần hơn 124 tỷ đồng cùng việc mất đi khoản cứu cánh từ lợi nhuận khác sau hợp nhất đã khiến CMX phải đối mặt với mức lỗ sau thuế hơn 127.8 tỷ đồng.

Nhưng lỗ thuần rất đậm này có từ khi nào khi hằng quý công ty vẫn báo con số chỉ tiêu này luôn dương?

Nhìn lại tất cả các báo cáo tài chính trong năm được công bố, có thể thấy, việc ghi nhận lợi nhuận thuần âm hàng trăm tỷ đồng bắt đầu "lộ diện" tại BCTC soát xét bán niên 2013 của CMX. Chỉ sau khi kiểm toán vào cuộc, con số lợi nhuận thuần âm cả hơn 127 tỷ đồng mới xuất hiện, hoàn toàn khác biệt so với chưa soát xét là 2 tỷ đồng do CMX phải bổ sung trích lập dự phòng.

Nhìn lại KQKD 6 tháng đầu năm của CMX (Đvt: Triệu đồng)

Cũng từ lần soát xét này, khoản lợi nhuận khác từ đánh giá lại tài sản kể trên mới bắt đầu xuất hiện trong báo cáo tài chính của CMX. 

Trần Việt

công lý

Các tin tức khác

>   BVH: BCTC HN Q4-2013 sau hiệu chỉnh (18/02/2014)

>   OCH: Báo cáo tài chính quý 4/2013 (công ty mẹ) (18/02/2014)

>   APC: Đính chính số liệu BCTC CTY MẸ Q4-2013 (18/02/2014)

>   KLF: Báo cáo tài chính quý 4/2013 (18/02/2014)

>   MEC: Giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế quý 4/2013 so với quý 4/2012 hợp nhất (18/02/2014)

>   MEC: Giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế quý 4/2013 so với quý 4/2012 (18/02/2014)

>   L43: Lựa chọn đơn vị kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2013 (18/02/2014)

>   Petrolimex: Lãi trước thuế gấp đôi 2012 và vượt 4% kế hoạch (18/02/2014)

>   L62: Báo cáo tài chính quý 4/2013 (18/02/2014)

>   OCH: Vượt 42% kế hoạch lợi nhuận 2013 (18/02/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật