Thứ Bảy, 25/01/2014 08:10

Phố Wall tuột dốc không phanh

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh ngày thứ hai, đồng thời khép lại tuần giao dịch tệ nhất của chỉ số S&P 500 từ tháng 6/2012, với việc nhà đầu tư đổ xô bán tháo các tài sản liên quan tới thị trường mới nổi.

Khối lượng giao dịch trong phiên cuối tuần tăng mạnh, lên tới 8,8 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq - Ảnh: Reuters.

Hôm qua, các tài sản liên quan tới khu vực thị trường mới nổi đã trở thành tâm điểm lo lắng của giới đầu tư. Các nhà đầu tư lo ngại về tình trạng tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc cũng như những vấn đề chính trị nảy sinh ở Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina và Ukraine. Một số chuyên gia phân tích còn cho rằng, thế giới đang chịu tác động bởi cơn "cúm" của khu vực mới nổi.

Không chỉ có vậy, phiên giao dịch cuối tuần, thị trường còn chịu tác động mạnh bởi việc nhiều chuyên gia phân tích dự đoán trong tuần tới, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ quyết định cắt giảm thêm 10 tỷ USD trong chương trình thu mua trái phiếu hàng tháng. Các nhà đầu tư cũng lo lắng việc ngân hàng trung ương Mỹ sẽ sớm nâng lãi suất cơ bản từ mức siêu thấp hiện nay.

Trong số 10 nhóm ngành cổ phiếu thuộc chỉ số S&P 500, nhóm công nghiệp chịu tác động mạnh nhất khi giảm tới 3,1%. Trong đó, đáng chú ý có cổ phiếu của tập đoàn General Electric trượt giảm mạnh, tới 3,4% xuống còn 24,95 USD. Cổ phiếu của hãng sản xuất máy bay Boeing cũng giảm mạnh 3,3%, xuống 136,65 USD khi chính thức kết thúc ngày giao dịch 24/1.

Chốt phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm mạnh tới 318,24 điểm, tương ứng với mức giảm 1,96%, xuống còn 15.879,11 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm mạnh 38,17 điểm, tương ứng với mức giảm 2,09%, xuống còn 1.790,29 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm mạnh 90,70 điểm, tương ứng với mức giảm 2,15%, xuống chốt tại 4.128,17 điểm.

Trong đó, mức giảm trong ngày của S&P 500 là mạnh nhất từ tháng 6/2013 cho tới nay. Chỉ số VIX chuyên đo lường trạng thái bất ổn của nhà đầu tư tại Phố Wall vọt tới 32%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 5/2010.

Tính chung cả tuần, chỉ số S&P 500 giảm tới 2,6%, lần đầu tiên kể từ phiên 9/20/2013 xuống dưới đường trung bình động trong vòng 50 ngày. Chỉ số Dow Jones giảm mạnh 3,5% trong tuần, xác lập tuần giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 11/2011 cho đến nay. Chỉ số Nasdaq Composite cùng chung số phận, khi mất 1,7% trong toàn bộ tuần giao dịch đầy biến động này.

Khối lượng giao dịch trong phiên cuối tuần tăng mạnh, lên tới 8,8 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, cao hơn mức bình quân 6,6 tỷ cổ phiếu trong tháng này, theo số liệu của BATS Global Markets. Số cổ phiếu giảm điểm cao vượt số mã tăng điểm trên sàn giao dịch New York với tỷ lệ 6,5/1, trên sàn Nasdaq vào khoảng 6/1.

Thanh Hải

vneconomy

Các tin tức khác

>   Bán tháo tài sản rủi ro sau số liệu Trung Quốc, Dow Jones sụt mạnh 3 con số (24/01/2014)

>   IBM đè nặng Dow Jones, BlackBerry đẩy Nasdaq (23/01/2014)

>   Dow Jones thấm đòn lợi nhuận, S&P 500 tránh được 3 phiên giảm điểm liên tiếp (22/01/2014)

>   Sự trở lại ngoạn mục của BlackBerry (21/01/2014)

>   General Motors dự báo tăng trưởng khiêm tốn trong 2014 (19/01/2014)

>   American Express và Visa đem lại cho Dow Jones tuần khởi sắc đầu tiên trong năm 2014 (18/01/2014)

>   Nhà đầu tư nhận nhầm cổ phiếu, giá tăng gần 20 lần (17/01/2014)

>   Lợi nhuận ngân hàng Mỹ giảm do giao dịch trái phiếu, chứng khoán trái chiều (17/01/2014)

>   Xóa sạch sắc đỏ 2014, S&P 500 xác lập kỷ lục mới (16/01/2014)

>   Chứng khoán Mỹ ăn mừng doanh số bán lẻ với đà bứt phá mạnh nhất năm 2014 (15/01/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật