Thứ Bảy, 25/01/2014 11:51

Ngăn lạm phát ở vùng “trọng điểm”

Với mục tiêu kiềm chế lạm phát khoảng 7% năm 2014, ngay từ đầu năm 2014, việc kiểm soát lạm phát đã được nhiều bộ, ngành quyết liệt triển khai.

Trong báo cáo nhận định tình hình kinh tế vĩ mô năm 2014 vừa công bố, Công ty Cổ phần chứng khoán BIDV (BSC) đánh giá nếu Việt Nam quá tập trung cho tăng trưởng thì nguy cơ lạm phát cao có thể quay trở lại từ nửa cuối năm 2014. Vì thế, BSC cho rằng, trong năm 2014 và các năm tới, Chính phủ nhiều khả năng sẽ chuyển mục tiêu từ kiềm chế lạm phát sang giữ ổn định lạm phát, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu nhằm củng cố ổn định kinh tế vĩ mô. Để hỗ trợ sản xuất cho doanh nghiệp và nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã có Chỉ thị yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện chính sách tiền tệ năm 2014, không chỉ đảm bảo tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu mà còn phấn đấu giảm lãi suất cho vay để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Mới đây nhất, Bộ Tài chính đã có công văn gửi 19 tỉnh, thành phố, về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát lạm phát năm 2014 tại địa phương. Theo đó, 19 tỉnh gồm: Bình Dương, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Hải Phòng, Điện Biên, Đà Nẵng, Tây Ninh, Tiền Giang, Hà Nội, Nam Định, Long An, Đăk Lăk, Bắc Ninh, Khánh Hòa, Bắc Kạn, Bình Phước có mức tăng CPI năm 2013 cao hơn mức tăng CPI chung của cả nước đã yêu cầu quyết liệt hơn trong kiểm soát lạm phát.

Theo Bộ Tài chính, năm 2013 lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả nước năm 2013 chỉ tăng 6,04%. Tuy nhiên, CPI năm 2013 tại 19 địa phương này lại có mức tăng cao hơn mức tăng CPI chung của cả nước. Vì thế, để góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng năm 2014 khoảng 7% đã được Quốc hội thông qua, Bộ Tài chính đề nghị UBND 19 tỉnh, thành phố quan tâm hơn tới diễn biến thị trường, giá cả. Cụ thể là tăng cường và triển khai thực hiện nghiêm túc công tác quản lý bình ổn giá cả thị trường trong dịp Tết, tạo đà thực hiện mục tiêu kiềm chế tốc độ tăng giá tiêu dùng cả năm 2014. Triển khai các giải pháp nhằm bình ổn thị trường, giá cả, kiềm chế tốc độ tăng CPI của địa phương; xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm, lợi dụng tăng giá, phí trái pháp luật; không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đầu cơ, găm hàng gây tăng giá đột biến bất hợp lý tại địa phương.

Bộ Tài chính cũng đề nghị 19 tỉnh, thành theo dõi sát diễn biến chỉ số giá tiêu dùng tại địa phương, có biện pháp điều hành phù hợp tránh để chỉ số giá tăng quá cao; kiểm soát chặt chẽ phương án giá và mức giá hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá, hàng hóa, dịch vụ được mua sắm từ nguồn ngân sách địa phương.

Duy Minh

Công thương

Các tin tức khác

>   Vẫn còn nguy cơ lạm phát quay trở lại (25/01/2014)

>   Số liệu CPI tháng 1/2014: Tăng 6,77% hay 5,54%? (25/01/2014)

>   Lo ngại áp dụng PPP tùy tiện (24/01/2014)

>   Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1 chỉ tăng 3% (24/01/2014)

>   Năm 2014, dòng vốn FDI "rót" vào miền Trung khả quan (24/01/2014)

>   Có nhiều ngày nghỉ lễ, CPI tháng 1 vẫn tăng thấp (24/01/2014)

>   FDI có phải là "thần dược" cho Việt Nam? (24/01/2014)

>   CPI tháng 1 của cả nước chỉ tăng cỡ 0,6-0,7% (23/01/2014)

>   Fitch nâng triển vọng tín nhiệm Việt Nam lên “tích cực” (23/01/2014)

>   “Cơ may” cho nền kinh tế và bản lĩnh người quyết định (23/01/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật