Thứ Ba, 07/01/2014 22:41

Kinh tế thế giới tự tin hơn khi bước vào năm 2014

Các số liệu công bố ngày 6/1 cho hay nhịp độ tăng trưởng của ngành dịch vụ tăng lên tại hầu hết các nước châu Âu, trong khi các công ty Mỹ tích cực tuyển lao động mặc dù hoạt động lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng chậm lại đôi chút trong tháng 12/2013.

Tuy nhiên, Trung Quốc là ngoại lệ khi tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ ở nước này chậm lại đáng kể vào thời điểm năm 2013 khép lại.

Các cổ phiếu ở châu Á phiên 6/1 giảm xuống mức thấp trong ba tuần qua sau khi có thông tin Chỉ số quản lý sức mua (PMI) trong lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc, chỉ số HSBC/Markit China PMI, trong tháng 12/2013 giảm từ 52,5 điểm xuống mức thấp trong hai năm qua là 50,9 điểm, càng khiến cho các bên tham gia thị trường lo lắng về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Nhà kinh tế Peter Dixon thuộc ngân hàng Commerzbank nhận định kết quả trên là một cơ sở nữa khẳng định sự nghi ngại của nhiều người rằng kinh tế Trung Quốc đang bước vào con đường tăng trưởng chậm hơn, trong bối cảnh tăng trưởng của kinh tế thế giới trở nên cân bằng hơn.

Ông dự đoán tăng trưởng kinh tế ở châu Âu và nhất là Mỹ sẽ tiếp tục cải thiện.

Khảo sát điều tra của Markit cho thấy chỉ số PMI tổng hợp của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong tháng 12/2013 tăng từ 51,7 lên 52,1 và số đơn đặt hàng mới ở mức cao nhất kể từ tháng 6/2011.

Lần đầu tiên trong hai năm qua, chỉ số việc làm của khu vực này chạm ngưỡng 50 điểm, đồng nghĩa với việc các công ty hiện tuyển nhân viên tương đương với số người họ sa thải.

Điều tra kinh doanh của Viện quản lý cung (ISM, Mỹ) và Markit cho hay tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ của Mỹ chậm lại đôi chút trong tháng 12/2013, với chỉ số PMI giảm nhẹ từ 53,9 xuống 53, song tình hình tuyển lao động của các công ty nước này trong cả hai báo cáo của ISM và Markit đều cho thấy các lĩnh vực kinh tế của nước này đều tăng trưởng khả quan vào thời điểm cuối năm vừa qua.

Các số liệu kinh tế tích cực gần đây đã thuyết phục Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed, Ngân hàng trung ương nước này) cắt giảm quy mô chương trình mua trái phiếu.

Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng các điều kiện của nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa đủ vững, với tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao không mong muốn, để chính phủ nước này tăng lãi suất. Trên cơ sở đó, Fed sẽ chưa thể tăng lãi suất ít nhất trong một năm tới.

Sức ép lạm phát lên các nền kinh tế phương Tây thời gian qua giảm đáng kể. Ngân hàng Trung ương châu Âu hồi tháng 11/2013 đã quyết định hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục 0,25% sau khi lạm phát tại Eurozone giảm xuống 0,7%.

Lạm phát cơ bản, không tính giá lương thực và năng lượng, tại Mỹ tăng 1,1% trong 11 tháng đầu năm 2013. Một số nhà phân tích lo ngại lạm phát có thể sẽ tăng nhanh nếu tăng trưởng tiếp tục mạnh lên trong cả năm 2014.

Như Mai

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại 125 tỷ USD trong năm 2013 (07/01/2014)

>   Anh duy trì chính sách kinh tế "thắt lưng buộc bụng" (07/01/2014)

>   Hy Lạp giảm một nửa chi tiêu trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU (07/01/2014)

>   Kinh tế Eurozone vẫn phát đi những tín hiệu trái chiều (07/01/2014)

>   Dầu xuống đáy 5 tuần (07/01/2014)

>   J.P. Morgan nộp phạt 2 tỷ USD vụ “siêu lừa” Madoff (07/01/2014)

>   Các ngành kinh tế chính của Anh có dấu hiệu giảm tốc (07/01/2014)

>   Giá vàng “sụp đổ chóng vánh”, sàn Comex ngừng giao dịch 10 giây (07/01/2014)

>   Ngân hàng Thụy Sĩ mất hơn 15 tỷ euro vì vàng giảm giá (07/01/2014)

>   Fed chính thức có nữ Chủ tịch đầu tiên trong lịch sử (07/01/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật