Thứ Ba, 24/12/2013 07:14

Xuất khẩu nông sản sang TQ: Còn nhiều dư địa

Việt Nam làm gì để có thể cùng thịnh vượng là một trong những quan điểm của các chuyên gia khi nói về vấn đề nhập siêu từ Trung Quốc. Thực sự có thể giảm nhập siêu nếu chúng ta đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường này.

Nếu đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản sang Trung Quốc có thể giảm nhập siêu

Kim ngạch tăng nhanh

Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu trọng điểm, đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch thương mại song phương năm 2012 đạt 41,1 tỷ USD. Tính riêng 10 tháng đầu năm, kim ngạch thương mại hai nước đã đạt 41,07 tỷ, gần tương đương cả năm 2012, dự báo kim ngạch thương mai hai chiều cả năm 2013 khoảng 50 tỷ USD và phấn đấu đạt 60 tỷ USD vào năm 2015.

Nhìn vào cơ cấu hàng xuất khẩu có thể thấy Trung Quốc đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu nông sản quan trọng của Việt Nam. Bình quân 3 năm gần đây (2010 - 2012) kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng này tăng 35,9% và chiếm tỷ trọng 33,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với thế giới.

 Với chính sách tăng cường và mở rộng quy mô nhập khẩu của Trung Quốc, đồng thời phát huy lợi thế bổ sung lẫn nhau trong cơ cấu hàng nông sản giữa hai nước cũng như vị trí địa lý gần gũi thuận tiện cho vận tải, hàng nông sản của Việt Nam được dự báo sẽ có nhiều cơ hội để thâm nhập và tăng cường thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc gồm: Rau quả, nhân điều, cà phê, chè các loại, gạo, cao su, sắn và các sản phẩm từ sắn. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang Trung Quốc đạt trên 4,33 tỷ USD tăng 17,37%. Đặc biệt trong nhóm này, mặt hàng gạo và cà phê có mức tăng đột biến cả về lượng lẫn kim ngạch, cụ thể: Cà phê tăng 106,1% về lượng và 145,08% về kim ngạch (đạt 130,3 triệu USD); gạo tăng 574,9% về lượng và 459,1% về kim ngạch (đạt 898,4 triệu USD).

Dư địa còn nhiều

Cùng với sự mở rộng của quy mô ngoại thương, nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản Trung Quốc cũng tăng trưởng đáng kể để phục vụ thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân. Năm 2012, quy mô ngoại thương của Trung Quốc đã lần đầu tiên vượt Mỹ, trở thành quốc gia có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới đạt trên 3.866 tỷ USD. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản năm 2012 đạt 175,7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu 63,2 tỷ USD, nhập khẩu 112,4 tỷ USD, thâm hụt thương mại nhóm hàng này là 49,1 tỷ USD. Những con số trên là minh chứng cụ thể cho tiềm năng thị trường hàng nông sản tại Trung Quốc.

Các sản phẩm nông sản được Trung Quốc nhập khẩu chủ yếu gồm: Ngũ cốc, bông và đường ăn, các loại hạt có dầu và dầu thực vật, rau, quả và trái cây, sản phẩm gia súc, gia cầm. Trong đó, nhóm hàng có liên quan trực tiếp đến an ninh lương thực luôn đóng vai trò chủ chốt của hoạt động nhập khẩu. Cụ thể: Nhập khẩu mặt hàng ngũ cốc lên đến 13,9 triệu tấn, tăng 156,7% về lượng. Riêng mặt hàng thóc lúa và gạo Trung Quốc nhập khẩu 2,369 triệu tấn, tăng tới 296,2%. Tính đến hết tháng 9/2013, cơ cấu nhập khẩu nhóm hàng này vẫn không thay đổi và được dự báo sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng trong thời gian tới.

Hải Nam

công thương

Các tin tức khác

>   Gạo Việt Nam đang đắt nhất châu Á (23/12/2013)

>   Gạo Việt Nam bị áp thuế 20% khi xuất sang Mexico (20/12/2013)

>   Xuất khẩu sản phẩm cao su vượt 1 tỉ USD (20/12/2013)

>   Xây dựng vùng nguyên liệu điều năng suất cao (19/12/2013)

>   Người trồng cà phê oằn mình trả nợ (17/12/2013)

>   Xuất khẩu gạo năm 2014 có thể đạt khoảng 7 triệu tấn (17/12/2013)

>   DN xuất khẩu gạo cùng địa phương xây vùng nguyên liệu (17/12/2013)

>   Thị trường gạo chờ cơ hội từ TPP (16/12/2013)

>   Xuất 1,5 triệu tấn gạo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc (16/12/2013)

>   Giá cao su tăng lên mức cao nhất kể từ tháng Chín (16/12/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật