Thứ Năm, 19/12/2013 21:05

EU đạt bước tiến then chốt để lập Liên minh ngân hàng

Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) trong hai ngày 19-20/12, các bộ trưởng tài chính EU ngày 18/12 đã tiến hành thảo luận và đi tới nhất trí việc tạo lập Cơ chế Giải quyết Chung (SRM), qua đó EU được các nước thành viên trao quyền quyết định giải thể các ngân hàng yếu kém nhằm tránh gây tác động xấu cho kinh tế toàn khu vực, như trường hợp của Ireland, Tây Ban Nha và Cyprus thời gian qua.

Thỏa thuận này cũng đặt nền móng quan trọng cho việc hoàn tất kế hoạch Liên minh ngân hàng ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), nhằm khôi phục lòng tin vào khu vực tài chính cũng như thúc đẩy tăng trưởng trong khu vực.

Kết thúc cuộc thảo luận khá quyết liệt kéo dài 12 giờ, các bộ trưởng cũng nhất trí sẽ tạo lập một cơ quan có thẩm quyền đóng cửa các ngân hàng yếu kém, song điểm còn vướng là cách thức cung cấp tài chính, nhất là trong giai đoạn hiện hành, khi SRM được đưa vào thực hiện.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ chịu trách nhiệm giám sát trực tiếp những ngân hàng lớn nhất trong số khoảng 130 ngân hàng Eurozone. Số 130 ngân hàng này hiện chiếm khoảng 85% tài sản của lĩnh vực ngân hàng trong Eurozone.

Không nằm ngoài mong muốn của Đức, ECB sẽ giám sát gián tiếp 6.000 ngân hàng thông qua cơ quan giám sát của các nước thành viên. Theo đó, mỗi nước sẽ phải tuân theo quy định chung về giám sát và đóng cửa ngân hàng dưới sự bảo hộ của ECB.

Các ngân hàng của tất cả các nước Eurozone cũng như của các nước tham gia cơ chế Liên minh ngân hàng sẽ nằm dưới sự giám sát này.

Theo thỏa thuận giữa các bộ trưởng tài chính EU, Quỹ giải thể ngân hàng cũng sẽ được thành lập kịp thời để trang trải phí tổn cho việc đóng cửa ngân hàng và cung cấp khoản tài chính khẩn cấp.

Ý tưởng này nhằm tránh cho người nộp thuế không phải đóng góp cho việc cứu giúp các ngân hàng yếu kém, chấm dứt kỷ nguyên bảo lãnh ồ ạt.

Trong trường hợp các ngân hàng phá sản, gánh nặng tài chính trước tiên sẽ được đặt lên vai các cổ đông và chủ nợ dưới "quy trình tự cứu."

Các tài khoản tiền gửi tiết kiệm trị giá dưới 100.000 euro (137.000 USD) sẽ được an toàn theo cơ chế đảm bảo tiền gửi, song những tài khoản tiền gửi có giá trị lớn hơn có thể chịu mất một số tiền gửi nhất định.

Thỏa thuận trên sẽ được trình lên các nhà lãnh đạo để thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh EU, hội nghị thượng đỉnh cuối cùng của liên minh này trong năm nay.

Sau khi được Hội nghị nhất trí thông qua, thỏa thuận này sẽ được coi là cơ sở cho các cuộc đàm phán với Nghị viện châu Âu vốn hứa hẹn cũng có thể kéo dài và khó khăn.

SRM dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ năm 2015 và được thực hiện trong thời gian là 10 năm./.

vietnam+

Các tin tức khác

>   Nữ hoàng Elizabeth II ban hành luật cải cách ngân hàng (19/12/2013)

>   2014 là năm thách thức với các nước khủng hoảng nợ (19/12/2013)

>   Dầu lên cao nhất một tuần khi Fed giảm tốc QE3 (19/12/2013)

>   Vàng rơi thẳng đứng gần 20 USD/oz khi Fed thu hồi gói kích thích lịch sử (19/12/2013)

>   Thượng viện Mỹ thông qua thỏa thuận ngân sách ngăn Chính phủ đóng cửa (19/12/2013)

>   Fed cam kết giữ nguyên lãi suất đến 2015, nâng dự báo tăng trưởng và hạ ước tính thất nghiệp (19/12/2013)

>   Fed tuyên bố cắt giảm QE3 bớt 10 tỷ USD/tháng (19/12/2013)

>   Thủ tướng Italy tin tưởng khả năng hồi phục của nền kinh tế (18/12/2013)

>   EU đạt bước tiến mới về hệ thống bảo lãnh tiền gửi (18/12/2013)

>   Australia bị thâm hụt ngân sách lên tới gần 42 tỷ USD (18/12/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật