Thứ Sáu, 06/12/2013 18:33

Chứng khoán Tuần 02 - 06/12: Phân vân khi ”Ngoại” giảm mua!

Hoạt động thoát hàng diễn ra xen kẽ ở những nhóm bluechip và cổ phiếu đầu cơ khác nhau, giúp giảm nhẹ lo lắng trong giới đầu tư; đặc biệt khi mà khối ngoại cũng đang giảm mua ròng đáng kể.

I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 02 – 06.12.2013

Giao dịch: Áp lực chốt lời gia tăng. VN-Index khép lại tuần với mức tăng 0.46% lên 510.12 điểm; HNX-Index có tuần tăng mạnh hơn với 1.38% lên 66.09 điểm; trong khi VS 100 tăng 0.43% lên 82.68 điểm và VN30 tăng 0.18% lên 570.11 điểm.

Ngoại trừ VS-Micro Cap giảm 0.42%, các nhóm Market Cap còn lại đều tăng điểm. Dẫn đầu đà tăng là nhóm VS-Mid Cap với 2.08%, tiếp theo là VS-Small Cap tăng 1.01%,VS-Large Cap gần như đứng yên khi chỉ tăng nhẹ 0.02%.

Khối lượng khớp lệnh trên sàn HOSE tăng nhẹ 6% so với tuần trước đó; khối lượng khớp lệnh trên HNX tăng 8.1%.

Áp lực thoát hàng tiếp tục diễn ra trong tuần qua. Áp lực chốt lời tập trung khá mạnh ở một số cổ phiếu bluechip và đã có những ảnh hưởng nhất định lên giao dịch thị trường. Tuy nhiên, hoạt động chốt lời diễn ra xoay vòng ở các cổ phiếu khác nhau trong các phiên giao dịch và do đó ảnh hưởng từ nhóm cổ phiếu bluechip trong tuần qua là không quá mạnh.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu đầu cơ cũng chịu áp lực chốt lời đáng kể. Lực bán tập trung mạnh nhất ở nhóm cổ phiếu Vận tải- Kho bãi, bên cạnh đó là những cổ phiếu có mức sinh lợi lớn trong thời gian gần đây như KMR, MDG, PXL...

Mặc dù vậy, dòng tiền đầu cơ vẫn nổi sóng ở các nhóm ”nóng” như Chứng khoán, Xây dựng và Bất động sản, Khai khoáng ... Điều này đã giúp giảm nhẹ lo lắng trong giới đầu tư và là động lực không nhỏ giúp giao dịch tiếp tục sôi động.

Với đà tăng giảm xen kẽ ở nhóm cổ phiếu bluechip và đầu cơ, thì không quá bất ngờ khi các chỉ số cũng tăng giảm liên tục trong các phiên giao dịch.

Kịch bản giao dịch thị trường tiếp tục diễn ra giằng co trong phiên cuối tuần. Mặc dù các chỉ số đều kết thúc tuần với sắc xanh, nhưng giới đầu tư dường như đã thận trọng hơn khi thanh khoản đã sụt giảm khá mạnh trong phiên này. Lý do có thể là giới đầu tư trông đợi những thông tin liên quan đến đợt đảo danh mục của các quỹ ETF.

Nhà đầu tư nước ngoài: Giảm mua ròng xuống còn gần 30 tỷ đồng. Khối ngoại đã giảm mạnh giao dịch mua ròng trong tuần qua, khi thoát hàng khá mạnh trong các phiên giao dịch đầu tuần. Điều này đã trở thành lực cản không nhỏ cho xu hướng thị trường khi lực bán tập trung ở một số cổ phiếu bluechip. Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng là họ đã nhanh chóng trở lại mua ròng ở những phiên cuối tuần và giúp giảm bớt căng thẳng, đặc biệt là trong phiên giao dịch cuối tuần.

Tổng cộng trong tuần qua trên HOSE, khối ngoại mua ròng với giá trị 19.4 tỷ đồng. Giao dịch mua ròng tập trung mạnh nhất ở KDH (62.0 tỷ đồng), GMD (56.5 tỷ đồng), MSN (23.1 tỷ đồng), HPG (18.1 tỷ đồng). Trong khi đó, giao dịch bán ròng tập trung ở HAG với gần 146 tỷ đồng và CII với 15.8 tỷ đồng, VIC với 15.1 tỷ đồng.

Trên HNX, khối ngoại cũng mua ròng với 10.4 tỷ đồng, tập trung ở PVS với 4.4 tỷ đồng, tiếp theo là SHB (3.3 tỷ), AAA (2.2 tỷ); bán ròng tập trung mạnh nhất ở PGS với 10.3 tỷ đồng và PVG với 1.7 tỷ đồng.

Khối tự doanh CTCK: Trở lại gom hàng. Thống kê của Vietstock cho thấy, đến hết ngày thứ Năm (05/12), khối tự doanh các CTCK đã mua ròng tổng cộng 112 ngàn đơn vị, tương ứng với gần 9 tỷ đồng.

Hoạt động mua ròng của khối tự doanh được thực hiện ở hầu hết các phiên giao dịch trong tuần (2-4/12). Hoạt động mua ròng vẫn tập trung chủ yếu ở các cổ phiếu bluechip khi trung bình lệnh mua từ 18,100 – 27,000 đồng/cp.

Mặc dù vậy, khối tự doanh đã quay đầu bán ròng mạnh trong phiên giao dịch ngày 05/12 với khối lượng bán ròng hơn 1.3 triệu đơn vị, tương ứng với gần 34 tỷ đồng. Lực bán ra vẫn tập trung chủ yếu vào các mã cổ phiếu bluechip khi giá bình quân bán ra trong phiên này đạt 23,700 đồng/cp.

Với việc giao dịch tiếp tục diễn ra giằng co trong tuần qua thì việc khối tự doanh tiếp tục lựa chọn chiến lược trading ngắn hạn là điều có thể hiểu được.

Cổ phiếu đáng chú ý: Số ngành tăng điểm áp đảo trong tuần qua với 18/24 ngành. Chứng khoán dẫn đầu đà tăng với 4.81%, tiếp theo là Xây dựng tăng 4.19%, Tiện ích công tăng 3.53%.

Các nhóm cổ phiếu nóng còn lại như Bất động sản và Khai khoáng duy trì đà tăng với mức tăng 2.21% và 0.39%; duy chỉ nhóm cổ phiếu Ngân hàng giảm 1.10%.

Cổ phiếu tăng điểm mạnh đáng chú ý trên HOSE là UDC tăng 21.28%, BSI tăng 16% và KSA tăng 14.4%. Trên sàn HNX, cổ phiếu tăng điểm mạnh đáng chú ý là HDO tăng 31.58%.

UDC tăng 21.28%. UDC tăng mạnh nhiều khả năng do dòng tiền đầu cơ nhắm vào thông tin kết quả kinh doanh quý 3/2013. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của UDC dù chỉ đạt 176 triệu động nhưng đây là kết quả khả quan hơn rất nhiều so với số lỗ 1.2 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, UDC cũng đã có lãi trở lại sau kết quả kinh doanh quý 2 thua lỗ.

Luỹ kế 9T/2013, lợi nhuận sau thuế của UDC chỉ đạt 180 triệu trong khi cùng kỳ năm ngoái con số này là 1.4 tỷ đồng

BSI tăng 16%. BSI tăng mạnh trong tuần qua nhưng không có thông tin mới liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty này. Nhiều khả năng việc BSI tăng mạnh nhờ hưởng lợi khi dòng tiền đổ mạnh vào nhóm cổ phiếu Chứng khoán trong tuần qua.

Nhóm cổ phiếu Chứng khoán được dòng tiền nhắm tới xuất phát từ: (1) đây là nhóm cổ phiếu chưa tăng mạnh, (2) sự tích cực của các chỉ số, cũng như thanh khoản thị trường tăng mạnh trong thời gian qua, giúp kỳ vọng các CTCK sẽ đạt được kết quả tốt trong quý 4/2013.

KSA tăng 14.4%. KSA tăng mạnh trong tuần qua khi không có thông tin mới liên quan đến hoạt động kinh doanh. Nhiều khả năng dòng tiền đầu cơ vẫn đang tiếp tục nhắm vào nhóm cổ phiếu Khai khoáng.

Kết quả kinh doanh 9T/2013 của KSA không mấy tích cực khi lợi nhuận sau thuế chỉ đạt gần 5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ đạt 9.2 tỷ đồng. Đáng chú ý là KSA đã phát hành thành công hơn 18.5 triệu cổ phiếu bằng mệnh giá. Mặc dù điều này khiến rủi ro pha loãng của KSA gia tăng, nhưng đây vẫn là điều tích cực khi: (1) việc huy động vốn tại thời điểm này hết sức khó khăn, do đó đây có thể coi là thành công của KSA, và (2) giúp KSA có thêm nguồn vốn đầu tư vào các dự án.

HDO tăng 31.58%. HDO tăng mạnh trong tuần qua nhưng không có thông tin mới liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty này. Nhiều khả năng HDO tăng mạnh xuất phát từ thông tin tích cực liên quan đến việc phát hành thêm cổ phiếu. Thông tin cho thấy ông Trần Văn Hùng, Chủ tịch HĐQT đã đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu phát hành thêm của HDO với mức giá 10,000 đồng, trong khi mức giá giao dịch hiện tại của HDO chỉ là 5,000 đồng/cp.

Cổ phiếu giảm điểm mạnh đáng chú ý trên HOSE là VHG giảm 20.87%, KMR giảm 18.48%. Trên sàn HNX, không có cổ phiếu nào giảm điểm nổi bật.

VHG giảm 20.87%KMR giảm 18.48%. Hai cổ phiếu này giảm mạnh trong tuần qua khi không có thông tin nào tác động tiêu cực lên hoạt động kinh doanh. Nhiều khả năng việc giảm mạnh của 2 cổ phiếu này xuất phát từ áp lực chốt lời tăng mạnh ở nhóm cổ phiếu đầu cơ trong tuần qua, sau khi đã tăng mạnh mẽ liên tục trước đó.

II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 5 PHIÊN VỪA QUA

Huỳnh Nhật Trình

công lý

Các tin tức khác
Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật