Thứ Sáu, 27/12/2013 21:52

Các đồng tiền châu Á sẽ phục hồi trong năm tới

Deutsche Bank AG vừa công bố báo cáo nghiên cứu về triển vọng các đồng tiền châu Á, các đồng tiền châu Á sẽ phục hồi trong năm tới, trong đó dẫn đầu là đồng rupiah Indonesia và đồng đôla Đài Loan (TWD), trong bối cảnh sự chú ý được tập trung vào tiềm năng tăng trưởng của khu vực trước việc Chính phủ Mỹ thu hẹp dần quy mô gói kích thích tăng trưởng theo chính sách nới lỏng định lượng (QE) của mình.

Deutsche Bank AG dự báo đồng đôla Đài Loan sẽ tăng 2,4% vào cuối năm 2014, còn đồng rupiah Indonesia sẽ bắt đầu đảo chiều từ mức sụt giảm giá trị 20% năm 2013 sang tăng 1,7% trong năm 2014. Trong khi đó một số đồng tiền châu Á khác cũng sẽ tăng như đồng won của Hàn Quốc (1,8%) , đồng Nhân dân tệ Trung Quốc (1,4%), đồng baht Thái Lan (1,1%).

Tác động của quyết định bắt đầu thu hẹp quy mô gói kích thích kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong tuần trước với việc cắt giảm lượng trái phiếu mua hàng tháng đã được phản ánh rõ ràng qua các tỷ giá hối đoái ở châu Á và mở đầu cho một giai đoạn gia tăng giá trị của các đồng tiền này.

Pacific Investment Management Co. - nhà quản lý các quỹ trái phiếu lớn nhất thế giới và Deutsche Bank AG cho rằng châu Á sẽ nhận được cú hích tích cực từ sự phục hồi của các thị trường phát triển trong năm tới.

Còn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), có trụ sở tại Washington (Mỹ), trong tháng 10 mới đây dự báo các nền kinh tế đang nổi trong khu vực châu Á sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm 2014, cao hơn mức tăng 5,1% của các nền kinh tế đang phát triển khác trên thế giới và mức tăng 2% của các nền kinh tế phát triển.

18 nhà phân tích thị trường hàng đầu được Bloomberg tham khảo ý kiến mới đây dự báo các đồng tiền châu Á sẽ đem lại mức lãi 2% cho các nhà đầu tư trong năm 2014, trong khi các mức tương ứng đối với các đối tác châu Âu, Trung Đông và châu Phi sẽ là 4,5%, riêng Mỹ Latinh lỗ 1%.

Đồng đôla Đài Loan sẽ tăng lên 29,3 TWD/USD vào cuối năm nay sau khi gảm xuống mức thấp nhất 30,06 TWD/USD trong bốn tháng qua hôm 25/12. Đồng tiền này đã giảm 3,2% năm 2013, mức giảm mạnh nhất kể từ mức giảm 5,7% năm 2001. Cùng kỳ, đồng rupiah Indonesia sẽ tăng lên 12.000 rupiah/USD, từ mức thấp nhất 12.260 rupiah/USD hôm 23/12.

Đồng Nhân dân tệ Trung Quốc và đồng won Hàn Quốc có thể là những đồng tiền đạt mức tăng mạnh nhất so với các đồng tiền châu Á khác trong những tháng tới và triển vọng cho đồng ringgit Malaysia cũng đang được cải thiện.

Mối lo ngại chỉ còn đối với đồng rupee Ấn Độ, khi đồng tiền này đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 68,845 rupee/USD trong tháng Tám, và được dự báo sẽ kết thúc năm tới ở mức 62 rupee/USD, từ mức 61,98 rupee/USD trong phiên giao dịch ngày 25/12.

Cũng theo Deutsche Bank AG, Ấn Độ và Indonesia sẽ là hai quốc gia duy nhất trong số 10 nền kinh tế lớn nhất châu Á tiếp tục thâm hụt tài khoản vãng lai trong năm 2014./.

Việt Tú

vietnam+

Các tin tức khác

>   Chi tiêu ngân sách Mỹ 2014-2015: tránh được nguy cơ "đóng cửa" (27/12/2013)

>   Anh có thể sớm trở thành nền kinh tế lớn nhất châu Âu (27/12/2013)

>   "Một con chó cũng có thể điều hành các ngân hàng Trung Quốc" (27/12/2013)

>   Dầu tăng giá sau số liệu kinh tế lạc quan của Mỹ (27/12/2013)

>   Vàng khó thoát năm giảm mạnh nhất trong 3 thập kỷ (27/12/2013)

>   Indonesia nỗ lực giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch (26/12/2013)

>   Ukraine: Triển vọng kinh tế tốt nhờ gói cứu trợ từ Nga (26/12/2013)

>   Apple nhăm nhe hợp đồng iPad 4 tỷ USD ở Thổ Nhĩ Kỳ (26/12/2013)

>   Ngân hàng Trung Quốc bơm vào thị trường 29 tỷ NDT (26/12/2013)

>   Kinh tế Trung Quốc giảm tốc năm thứ 3 liên tiếp (26/12/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật