Thứ Ba, 12/11/2013 22:40

Vốn phục hồi: Ngân hàng khỏe hay yếu?

Trong khi các chuyên gia cảnh báo quá trình tái cơ cấu ngân hàng vẫn chưa có bức tranh tổng thể, thanh khoản toàn hệ thống chưa thật sự vững chắc thì số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố cho hay, vốn tài sản của hệ thống ngân hàng đang "hồi sinh”.

Hiện nay, vốn tự có của các ngân hàng cổ phần là 182.000 tỷ đồng, còn riêng khối ngân hàng thương mại nhà nước vẫn tiếp tục duy trì nguồn vốn tự có là 163.000 tỷ. Tổng nguồn vốn của hệ thống tăng 6,9% so với đầu năm.Theo đánh giá, sức mạnh tài chính của các ngân hàng đã phục hồi đáng kể, giai đoạn khốn khó của các ngân hàng đã tạm qua. Liệu điều này đã thực sự bền vững?

Hơn 12.000 tỷ đồng nợ xấu tạm thời được đưa ra khỏi bảng cân đối tài sản của các ngân hàng và họ nhận lại trái phiếu đặc biệt của VAMC có thể tái cấp vốn tối đa 70% giá trị. Tuy nhiên, theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, đến nay vẫn chưa có ngân hàng nào đem tái cấp vốn. Điều này thể hiện thanh khoản của các ngân hàng vẫn đang tốt.

Tuy nhiên, không khỏi có những ý kiến khác. Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho biết, Việt Nam đang trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” vẫn đang được thực hiện mới tập trung vào các vấn đề cấp bách là ổn định thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, lành mạnh hóa tình trạng tài chính, tập trung xử lý nợ xấu, tái cơ cấu tổ chức, quản trị hệ thống ngân hàng. Những biện pháp đó chủ yếu mới mang tính tình thế và ngắn hạn, chưa thấy được bức tranh tổng thể và dài hạn về quá trình tái cơ cấu hệ thống tài chính. Ông Vũ Khoan cho rằng, để cải cách thị trường tài chính còn nhiều hạn chế và dựa nhiều vào ngân hàng như ở Việt Nam hiện nay, cần định vị mối quan hệ giữa ngân hàng với các thành tố khác của nền kinh tế, từ đó có sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tiền tệ với tài khóa, giữa các tổ chức tín dụng với các thành tố khác của thị trường tài chính.

"Trong quá trình tái cơ cấu cần chấp nhận đau khi phải cắt bỏ những thứ không cần thiết”, ông Vũ Khoan cho rằng cần xử lý ngay khi chúng mới xuất hiện và chưa lây lan thì thân thể sẽ lành mạnh.

Trở lại với sức khỏe hệ thống ngân hàng hiện nay, dù thanh khoản cải thiện nhưng nhiều căn bệnh cũ đến hẹn lại tái phát. Càng về cuối năm, xu hướng phá rào lãi suất lại xuất hiện. Tại bảng niêm yết của các ngân hàng, đến nay các kỳ hạn huy động dưới 6 tháng đã lên mức kịch trần 7%/năm. Chẳng hạn tại Ngân hàng TMCP Kiên Long, lãi suất huy động ở kỳ hạn 6 tháng lên tới 8,5%. Các kỳ hạn dài hơn 12 tháng, 18 tháng lãi suất lên tới 9,5%. Tại ngân hàng TMCP Á Châu ACB kỳ hạn 1 và 2 tháng lãi suất ở mức 6,9%/năm, các kỳ hạn khác mức lãi suất niêm yết 7%/năm trở lên. Kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên lãi suất từ 8,4-8,5%/năm. Ngoài số tiền trực tiếp được hưởng từ lãi suất, các ngân hàng tiếp tục chăm sóc khách hàng với nhiều dạng khuyến mãi, quà tặng có giá trị.

Nhiều ngân hàng cho biết, cuối năm là giai đoạn nước rút để hoàn thành các chỉ tiêu dư nợ, tăng tín dụng. Cuối năm nhu cầu vay vốn sản xuất cũng tăng mạnh, do vậy các ngân hàng sẽ tăng lãi suất huy động để đảm bảo thanh khoản, đáp ứng thị trường. Lý giải cho nguyên nhân, năm nay tăng trưởng tín dụng chậm, các ngân hàng thừa thanh khoản, đua tăng lãi suất là nghịch lý? nhân viên tín dụng ngân hàng TMCP tại đường Láng Hạ (Hà Nội) nói: Tín dụng tăng thấp, nhiều khoản nợ xấu không thu hồi được, do vậy vẫn phải tăng huy động vốn.

Rõ ràng, kênh cung ứng vốn cho nền kinh tế vẫn chưa thực sự ổn định cho nên cũng chưa thể nói mạnh là sức khỏe của hệ thống ngân hàng đã thực sự tốt lên.

Hồ Hương

Đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   Ngân hàng Nhà nước sắp họp “G14” (12/11/2013)

>   Vietcombank bán hơn 2 tỷ USD cho Ngân hàng Nhà nước (12/11/2013)

>   Thống đốc: 6 nguyên nhân tiêu cực trong ngành ngân hàng (12/11/2013)

>   Nợ xấu ngân hàng “lẽ ra” đã gấp ba hiện tại! (12/11/2013)

>   Sau 5 năm: Nợ xấu vẫn hoàn xấu? (12/11/2013)

>   VAMC đã mua trên 12 nghìn tỷ đồng nợ xấu (12/11/2013)

>   Sập bẫy ‘cò’ ngân hàng (12/11/2013)

>   SHB được phát hành 30.4 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt (11/11/2013)

>   Cân nhắc thời điểm nới tỷ giá (11/11/2013)

>   Nhiều ngân hàng dính nghi vấn “thổi phồng” tài sản (12/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật